Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Có nhiều căn bệnh liên quan đến xương cổ tay, khuỷu tay gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày, một trong số đó là hội chứng đường hầm xương trụ. Nhà thuốc Long Châu sẽ gửi đến bạn thông tin về dấu hiệu và phương pháp điều trị của hội chứng này.
Bên cạnh hội chứng đường hầm cổ tay, hội chứng đường hầm xương trụ có tỉ lệ ít hơn nhưng sẽ gây biến chứng nặng nề như teo cơ bàn tay, tê bì dai dẳng nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Bài viết này sẽ giúp bạn trang bị kiến thức về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị của hội chứng chèn ép dây thần kinh trụ ở khuỷu tay.
Thần kinh trụ là 1 trong 3 dây thần kinh chính đóng vai trò chi phối hoạt động và cảm giác ở bàn tay cũng như các ngón tay.
Sự chèn ép hoặc co kéo của dây thần kinh trụ xảy ra tại khuỷu tay được gọi là hội chứng đường hầm xương trụ hay hội chứng đường hầm khuỷu tay. Tùy thuộc vào vị trí dây thần kinh trụ bị chèn ép mà bệnh nhân sẽ có biểu hiện đau, tê vùng khuỷu tay, bàn - ngón tay, cổ tay. Thần kinh trụ đôi khi bị chèn ép tại vùng cổ hoặc cổ tay nhưng phổ biến nhất là ở phía sau khuỷu tay.
Hội chứng đường hầm khuỷu tay có nguyên nhân bao gồm:
Hơn thế nữa, một số người có đặc thù công việc cần sử dụng cổ tay nhiều, chỉ dùng một số cơ bắp nhỏ ở bàn tay trong thời gian dài liên tục, chấn động rung do các dụng cụ cầm tay, chẳng hạn như công nhân làm việc trong dây chuyền công nghiệp, nhân viên đánh máy tính văn phòng… cũng có nguy cơ cao mắc phải hội chứng này.
Dấu hiệu chứng của hội chứng đường hầm khuỷu tay thường là bị tê và đau tay do dây thần kinh trụ bị chèn ép. Dưới đây là những biểu hiện mà bạn không nên chủ quan bỏ qua khi gặp phải:
Cơn đau sẽ tăng dần vào lúc ngủ do tư thế gập cổ tay khiến cho đường hầm bị thu hẹp và bóp nhỏ lại. Nếu không được phát hiện và điều trị thì bệnh sẽ dần tiến triển nặng hơn, xảy ra vào ban ngày khi đang dùng tay làm việc. Tê tay còn thường xuất hiện khi lái xe máy đường dài. Đa phần bệnh nhân bị đau bên tay thuận do phải hoạt động nhiều, một số người lại đau ở 2 tay.
Thời gian ủ bệnh càng lâu, bệnh càng tiến triển nặng khiến cho bàn tay yếu đi, không đủ khả năng làm những việc tỉ mỉ. Biểu hiện bệnh cũng nặng hơn do người bệnh cần dùng bàn tay để làm việc trong thời gian dài. Một số trường hợp còn bị đau dữ dội khi thực hiện những hoạt động cần bàn tay như gấp hoặc duỗi cổ tay, chuyển động liên tục, làm tư thế nắm chặt.
Bác sĩ sẽ dựa vào việc thăm khám khuỷu tay và bàn tay cùng các triệu chứng lâm sàng để xác định, chẩn đoán xem dây thần kinh trụ có bị chèn ép hay không, từ đó xác định vị trí bị chèn ép.
Các biện pháp chẩn đoán cận lâm sàng để thăm khám hội chứng đường hầm xương trụ có thể kể đến là:
Để điều trị hội chứng chèn ép dây thần kinh trụ, bệnh nhân sẽ được bác sĩ xem xét phương án phù hợp tùy theo tình trạng bệnh và nguyên nhân khởi phát.
Một số loại thuốc được bác sĩ kê đơn có thể là:
Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định điều trị phẫu thuật giải chèn ép thần kinh trụ ở khuỷu tay gồm:
Để có được phương pháp điều trị hội chứng đường hầm xương trụ hiệu quả, người bệnh cần đến bệnh viện uy tín để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra lời khuyên phù hợp. Mỗi tình trạng bệnh khác nhau sẽ có cách điều trị khác nhau. Điều quan trọng là tuân thủ các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có cái nhìn tổng quát về hội chứng đường hầm xương trụ. Ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ở khuỷu tay, bạn hãy đến bác sĩ chuyên môn thăm khám để xác định bệnh và có phác đồ điều trị kịp thời, tránh biến chứng không mong muốn có thể xảy ra nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.