Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hội chứng Eisenmenger là một trong những vấn đề bẩm sinh khá nguy hiểm của tim mạch, gây ra những biến chứng nặng nề. Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh không cao nhưng hội chứng này vẫn có thể xảy ra ở bất kỳ trên cá thể nào. Hội chứng này cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Hội chứng Eisenmenger vẫn là một khái niệm khá mới với nhiều người, vì vậy các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Nhà Thuốc Long Châu để tìm hiểu nhé.
Hội chứng Eisenmenger là một tình trạng nguy hiểm của hệ tim mạch, thường gặp trong bệnh tim bẩm sinh và không phổ biến trên lâm sàng. Hội chứng này được đặt theo tên của bác sĩ Eisenmenger, vào năm 1897. Đó là trường hợp một bệnh nhân nam giới tử vong trong hoàn cảnh giảm khả năng gắng sức, ho máu và suy tim cấp. Kết quả giải phẫu tử thi đã phát hiện ra một lỗ thông lớn liên thất kèm theo động mạch chủ cưỡi ngựa.
Hội chứng Eisenmenger là hậu quả của khiếm khuyết về cấu trúc giải phẫu của tim, trong đó có một dòng máu bất thường chảy giữa các buồng tim thông qua các lỗ, tạo thành máu pha giữa máu đỏ tươi là máu giàu oxy và màu đỏ sẫm là máu nghèo oxy. Hậu quả là các cơ quan trong cơ thể bị thiếu oxy cho các hoạt động. Bệnh nhân mắc hội chứng Eisenmenger có thể gặp phải rất nhiều biến chứng nghiêm trọng như cơn thiếu oxy cấp tính, thuyên tắc mạch, áp xe não, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và thậm chí là đe dọa tính mạng.
Hội chứng Eisenmenger thường xuất hiện trước tuổi trưởng thành. Tuy nhiên trên thế giới đôi khi cũng ghi nhận các trường hợp tuổi vị thành niên hoặc trẻ nhỏ.
Nguyên nhân gây ra hội chứng Eisenmenger là do sự tồn tại những lỗ thông giữa hai buồng tim. Điều này tạo thành dòng chảy bất thường giữa 2 buồng tim. Máu chảy qua lỗ thông theo chiều từ nơi có áp lực cao đến nơi có áp lực thấp. Ban đầu, máu chảy từ buồng tim trái sang buồng tim phải. Sau một thời gian dài, lượng máu đổ về tim phải tăng lên, dẫn đến máu về phổi tăng bất thường, từ đó làm tăng áp lực tim phải và đảo ngược hướng chảy của máu qua lỗ thông. Máu nghèo oxy chảy từ tim phải sang tim trái, sau đó được đưa đến các cơ quan của cơ thể.
Hơn nữa, khi phải chịu áp lực lớn trong khoảng thời gian dài, hệ mạch máu của phổi dần trở nên xơ cứng, hẹp lại, dẫn tới tăng thêm áp lực cho động mạch phổi. Tổn thương này là tổn thương không hồi phục và hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để. Bên cạnh đó, tim trái cũng phải hoạt động nhiều hơn để bơm một lượng máu lớn từ phổi, tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến suy giảm chức năng tim trái.
Những dị tật tim bẩm sinh có lỗ thông giữa các buồng tim là:
Bên cạnh các bệnh tim bẩm sinh trên, một số phẫu thuật can thiệp tạo cầu nối cũng là nguyên nhân gây ra các lỗ thông nhân tạo như: Phẫu thuật tạo cầu nối nối động mạch dưới đòn và động mạch phổi, động mạch chủ với động mạch phổi.
Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, chỉ những lỗ thông lớn giữa tim phải và tim trái kèm theo tình trạng tăng áp mạch phổi mới dẫn đến hội chứng Eisenmenger trên lâm sàng.
Biểu hiện lâm sàng của Eisenmenger bao gồm các triệu chứng của hội chứng và biến chứng của nó. Các triệu chứng thường gặp là:
Một số biến chứng của hội chứng Eisenmenger cũng có thể gặp như:
Hiện nay. không có biện pháp điều trị khỏi hội chứng Eisenmenger. Nguyên tắc điều trị hội chứng Eisenmenger là điều trị triệu chứng và hạn chế biến chứng. Việc điều trị chủ yếu là nội khoa. Phẫu thuật vá lỗ thông giữa hai buồng tim thường không được khuyến cáo khi hội chứng Eisenmenger đã phát triển và có các chống chỉ định vì sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng của bệnh nhân.
Các nhóm thuốc thường được chỉ định bao gồm:
Trong quá trình sử dụng thuốc bệnh nhân cần được theo dõi sát toàn trạng, huyết áp, chức năng gan thận. Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tim mạch.
Chích máu là một thủ thuật được chỉ định khi có hiện tượng đa hồng cầu tiến triển, gây ra các triệu chứng lâm sàng như nhức đầu, rối loạn thị lực, khó tập trung nhằm giảm số lượng hồng cầu trong máu. Tuy nhiên, bệnh nhân cần được bù dịch để thay thế thể tích dịch mất đi. Chích máu cũng không nên được làm thường xuyên.
Cấy ghép tim, phổi là phương pháp cuối cùng được chỉ định nếu các biện pháp điều trị khác không đạt hiệu quả. Bên cạnh đó phụ nữ mắc hội chứng Eisenmenger không nên mang thai vì có thể gây tử vong cho cả mẹ và bé. Trong các biện pháp tránh thai thì không nên sử dụng thuốc có chứa thành phần estrogen vì sẽ làm tăng khả năng hình thành các cục máu đông.
Bệnh nhân mắc hội chứng Eisenmenger nên được theo dõi nghiêm ngặt bởi các bác sĩ tim mạch, tái khám ít nhất một lần mỗi năm. Tình trạng toàn thân, triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng khác phải được làm đầy đủ trong mỗi lần thăm khám.
Như vậy, hội chứng Eisenmenger là tình trạng sức khỏe rất đáng lo ngại, ảnh hưởng lớn đến cơ thể, thậm chí là tử vong. Vì vậy, nếu phát hiện ra hội chứng, người bệnh cần phải gặp các bác sĩ chuyên khoa tim mạch để điều trị kịp thời. Hy vọng bài viết đã giúp các bạn có thêm thông tin và kiến thức về hội chứng Eisenmenger. Chúc mọi người luôn khỏe mạnh và theo dõi các bài viết khác của Nhà Thuốc Long Châu nhé.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Vinmec.com
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.