Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hội chứng Guillain-Barre (GBS) là một loại rối loạn hiếm gặp, tốc độ phát triển bệnh vô cùng nhanh chóng, đồng thời tạo ra nguy cơ biến chứng nguy hiểm đối với những người bệnh. Để có cái nhìn chi tiết hơn về hội chứng Guillain-Barre (GBS), mời bạn đọc tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu.
Hội chứng Guillain-Barre còn được biết đến với tên gọi là bệnh viêm đa rễ dây thần kinh hủy myelin cấp hoặc bệnh dây thần kinh ngoại biên tự miễn. Đây là một hiện tượng bệnh lý hiếm gặp, là một trạng thái rối loạn do hệ miễn dịch của cơ thể tấn công vào một phần của hệ thần kinh ngoại biên. Bệnh lý này có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm của dây thần kinh, gây ra tình trạng liệt hoặc suy yếu cơ nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.
Các chuyên gia cho biết hội chứng Guillain-Barre (GBS) là kết quả của các dây thần kinh trong cơ thể bị hệ miễn dịch tấn công. Đây là một hiện tượng hiếm gặp, triệu chứng ban đầu thường bao gồm yếu cơ và cảm giác dị cảm. Sau đó, các dấu hiệu khác bắt đầu xuất hiện nhanh chóng, có thể dẫn đến tình trạng tê liệt toàn bộ cơ thể. Ở các giai đoạn nặng, bệnh nhân thậm chí cần phải được cấp cứu và điều trị ngay tại viện.
Hội chứng Guillain-Barre (GBS) bao gồm nhiều dạng bệnh lý khác nhau, bao gồm:
Nguyên nhân gây ra hội chứng Guillain-Barre (GBS) vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng hội chứng này thường xuất hiện sau khi cơ thể bị nhiễm khuẩn như viêm dạ dày do virus, nhiễm khuẩn đường hô hấp hoặc có thể là kết quả của việc tiêm chủng hay phẫu thuật (trong trường hợp hiếm gặp).
Có một số yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến hội chứng Guillain-Barre (GBS) bao gồm:
Dấu hiệu cảnh báo của hội chứng Guillain-Barre (GBS) thường xuất hiện từ giai đoạn ban đầu của bệnh, đặc trưng bởi sự xuất hiện của yếu cơ và cảm giác dị cảm, bắt đầu từ bàn chân và cẳng chân, sau đó lan tỏa lên cánh tay và toàn bộ cơ thể.
Đáng chú ý là khoảng 50% trường hợp có thể có triệu chứng xuất phát từ vùng mặt hoặc cánh tay. Trong quá trình tiến triển, hội chứng Guillain-Barre có thể dẫn đến tình trạng liệt.
Dưới đây là một số biểu hiện cảnh báo của hội chứng Guillain-Barre (GBS):
Hội chứng Guillain-Barre (GBS) phát triển khá nhanh, thường chỉ trong khoảng 2 - 4 tuần kể từ khi xuất hiện biểu hiện đầu tiên. Vì ảnh hưởng chủ yếu lên các dây thần kinh, GBS có thể tạo ra những biến chứng liên quan đến hệ thần kinh, bao gồm:
Chẩn đoán hội chứng Guillain-Barre (GBS) ở giai đoạn đầu thường dễ bị nhầm lẫn với các dấu hiệu của các bệnh lý thần kinh khác, biểu hiện của hội chứng này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng bệnh nhân.
Để xác định chính xác GBS, ngoài việc tiến hành thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ gợi ý bệnh nhân thực hiện các phương pháp chẩn đoán sau:
Phương pháp điều trị cho hội chứng Guillain-Barre (GBS) hiện vẫn chưa có phương pháp cụ thể. Các biện pháp áp dụng trong thời điểm hiện tại chủ yếu nhằm kiểm soát và giảm nhẹ triệu chứng cho bệnh nhân. Bác sĩ thường tập trung vào việc sử dụng hai phương pháp chính là lọc huyết tương và liệu pháp miễn dịch để giảm độ nghiêm trọng của bệnh và thúc đẩy tốc độ phục hồi.
Hiệu quả của cả hai liệu pháp này là tương đương nhau, tuy nhiên chúng thường được áp dụng độc lập thay vì sử dụng đồng thời hoặc liên tục. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cũng có thể được kê đơn một số loại thuốc giảm đau và nguy cơ hình thành huyết khối. Họ cũng cần hỗ trợ tập vật lý trị liệu để hồi phục và duy trì chức năng vận động cơ.
Nhà thuốc Long Châu mong rằng những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ ở trên đây đã mở rộng kiến thức của bạn về hội chứng Guillain-Barre (GBS). Nếu bạn đang trải qua các triệu chứng đáng ngờ về hội chứng này, chúng tôi khuyến khích bạn nên thăm bác sĩ ngay lập tức để được kiểm tra và tư vấn chẩn đoán, từ đó có hướng điều trị thích hợp. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.