Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hội chứng nôn chu kỳ ở trẻ em làm không ít các bậc phụ huynh lo lắng và căng thẳng. Việc hiểu rõ các vấn đề liên quan đến căn bệnh sẽ giúp ích rất lớn trong việc bảo vệ sức khỏe trẻ. Cùng bài viết bên dưới tìm hiểu những thông tin bổ ích về hội chứng nôn ói chu kỳ nhé!
Trước đây, hội chứng nôn chu kỳ được biết là bệnh lý của trẻ em. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, đối tượng nào cũng có nguy cơ mắc phải hội chứng này. Bệnh có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Hội chứng nôn chu kỳ ở trẻ em có biểu hiện đặc trưng là từng đợt nôn dữ dội mà không xác định chính xác được nguyên nhân. Những đợt nôn có thể kéo dài hàng giờ hay thậm chí hàng ngày. Tình trạng này có thể xen kẽ với những giai đoạn không triệu chứng. Hiện tượng nôn có xu hướng khởi phát vào cùng một thời gian trong ngày với các mức độ tương tự nhau.
Hội chứng nôn chu kỳ ở trẻ em có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi nhưng thường thấy ở trẻ từ 3 - 7 tuổi. Mặt khác, theo các số liệu thống kê cho thấy, số lượng người lớn mắc phải hội chứng này ngày càng tăng lên. Trong đó, nữ giới chiếm 53% tỷ lệ mắc bệnh và nam giới là 47%.
Tổng quan, bệnh nôn chu kỳ ở trẻ em thường gây khó khăn trong việc chẩn đoán. Bởi hiện tượng nôn là biểu hiện của nhiều chứng rối loạn tiêu hóa khác nhau. Cách thức điều trị cũng tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng của mỗi đứa trẻ. Bệnh cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, việc điều trị dứt điểm căn bệnh là một vấn đề hết sức cần thiết.
Nguyên nhân chính xác của bệnh nôn chu kỳ ở trẻ vẫn chưa được làm rõ. Mặt khác, có nhiều nguyên nhân nghi ngờ từ yếu tố di truyền, các vấn đề về hệ thần kinh, tiêu hóa hay mất cân bằng hormone.
Ngoài ra, những cơn nôn ở trẻ có thể được kích hoạt từ:
Xác định chính xác tác nhân gây ra tình trạng nôn chu kỳ ở trẻ có ý nghĩa rất lớn trong việc điều trị và kiểm soát hội chứng.
Triệu chứng của bệnh nôn chu kỳ ở trẻ em thường bắt đầu xuất hiện vào buổi sáng sớm. Cụ thể:
Khi trẻ bị nôn chu kỳ, cha mẹ cần hết sức quan tâm và theo dõi. Ngay khi phát hiện máu trong chất nôn của trẻ, cha mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó, tình trạng trẻ em bị nôn liên tục cũng có thể khiến trẻ mất nước nghiêm trọng và gây nguy hiểm đến tính mạng. Các biểu hiện cho thấy trẻ đang bị mất nước như cảm thấy khát nước liên tục, rối loạn ý thức, da mặt xanh xao,...
Để hạn chế hết mức tình trạng nôn ói chu kỳ, mọi người nên chú ý một vài điều sau đây:
Ngay khi nghi ngờ có dấu hiệu của hội chứng nôn ói chu kỳ và đặc biệt ở trẻ em, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán, kiểm tra và có phương pháp điều trị phù hợp. Tuyệt đối không để tình trạng nôn kéo dài lâu ngày dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng và gây khó khăn trong việc điều trị.
Hội chứng nôn chu kỳ ở trẻ em có thể gây ra sự nhầm tưởng với một số bệnh lý khác. Do đó, nên đưa trẻ đến gặp các bác sĩ để có thể xác định nguyên nhân một cách chính xác nhất! Hơn nữa, để chẩn đoán chính xác hội chứng này có thể mất khá nhiều thời gian.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.