Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chắc hẳn chưa nhiều người được nghe đến hội chứng trái tim tan vỡ. Đây là bệnh tim tạm thời, sẽ biến mất sau vài ngày đến vài tuần, tuy nhiên lại dễ bị nhầm lẫn với các cơn đau tim và bệnh lý tim mạch khác. Hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu về hội chứng trái tim tan vỡ ở bài viết dưới đây nhé!
Hội chứng trái tim tan vỡ (còn được gọi là hội chứng Takotsubo) được phát hiện lần đầu vào năm 1991. Hội chứng này có thể tự khỏi chỉ sau một thời gian ngắt, tuy nhiên khó để phân biệt cơn đau tim của hội chứng này với cơn đau của các bệnh lý về tim khác, nên bạn cần tìm đến tới các cơ sở y tế ngay khi có các triệu chứng về tim để được điều trị kịp thời nhất.
Hội chứng trái tim tan vỡ (Takotsubo) là tình trạng tạm thời của tim, xảy ra khi gặp phải những tình huống gây căng thẳng hoặc những tình huống tạo cảm xúc cực độ. Ngoài ra, còn có thể gặp tình trạng này ở các bệnh lý nội khoa nghiêm trọng hoặc ở các cuộc phẫu thuật. Nhiều người khi gặp các triệu chứng đau tim của hội chứng này thường nghĩ rằng mình bị nhồi máu cơ tim, nhưng thực chất không phải.
Về cơ chế, nhồi máu thường là do các cục máu đông hình thành tại vị trí hẹp trong lòng động mạch hoặc do xơ vữa động mạch, dẫn đến động mạch vành – động mạch nuôi tim bị tắc nghẽn, còn hội chứng trái tim tan vỡ là do tâm thất trái của tim bị biến dạng, dẫn đến việc tim tạm thời bị mất chức năng bơm máu nuôi cơ thể.
Khi mắc phải hội chứng trái tim tan vỡ, người bệnh thường mắc cơn đau ở lồng ngực. Bạn cần đến các cơ sở y tế gần nhất nếu gặp các triệu chứng này:
Nếu không được can thiệp kịp thời, người bệnh có thể gặp một số biến chứng sau:
Một số nghiên cứu cho thấy ở các bệnh nhân bị hội chứng Takotsubo, các kết nối thần kinh ở não bị mất đi tính đồng bộ do phải xử lý những cảm xúc mạnh tác động vào, vì vậy làm tăng tiết yếu tố gây căng thẳng làm tổn thương tim ở một số người. Dưới đây là một số tác nhân gây ra hội chứng trái tim tan vỡ:
Hội chứng trái tim tan vỡ là tình trạng hiếm gặp, tuy nhiên có thể gặp ở bất cứ ai và bất cứ độ tuổi nào, nguy cơ mắc phải hội chứng này phụ thuộc vào một số yếu tố như:
Nếu nghi ngờ người bệnh mắc hội chứng trái tim tan vỡ, các bác sĩ có thể làm các xét nghiệm sau để đưa ra chẩn đoán cuối cùng.
Tiền căn y khoa và khám tổng quát: Bác sĩ cần được biết về tiền sử bệnh lý của bạn ngoài việc khám cơ bản, đặc biệt là tiền sử về các bệnh hoặc triệu chứng liên quan đến tim mạch.
Đo điện tim (ECG): Đây là xét nghiệm không xâm lấn, các điện cực sẽ được đặt ở các vị trí khác nhau trên ngực bạn để ghi lại xung động của tim, từ đó các bác sĩ có thể đọc và phát hiện các rối loạn nhịp tim.
Siêu âm tim: Nếu qua thăm khám các bác sĩ nhận thấy những dấu hiệu bất thường, bạn sẽ được đề nghị siêu âm tim, nhằm xác định rõ ràng cấu trúc và chức năng tim.
Xét nghiệm máu: Những người mắc phải hội chứng này có nồng độ một số chất nhất định trong cơ thể tăng cao, được gọi là dấu chỉ sinh học của cơ tim.
Chụp cộng hưởng từ tim (MRI): Bạn sẽ được đưa vào một chiếc máy tạo từ trường, giúp đưa ra những hình ảnh chi tiết hơn để đánh giá tình trạng của tim.
Chụp mạch vành: Đây là một loại xét nghiệm có tính xâm lấn. Bạn sẽ được bơm một loại thuốc cản quang vào tim, sau đó máy X-quang sẽ chụp hình ảnh chất cản quang tái tạo hình ảnh mạch máu bên trong tim, giúp bác sĩ có thể quan sát chi tiết bên trong những mạch máu đó. Bởi hội chứng trái tim tan vỡ thường có các triệu chứng giống với các cơn nhồi máu, vì vậy phương pháp chụp động mạch vành thường được sử dụng nhằm loại trừ khả năng bạn bị mắc các cơn nhồi máu này.
Khi đã xác định được người bệnh mắc phải hội chứng trái tim tan vỡ, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc tác động tới hoạt động của tim mạch như thuốc ức chế men chuyển, ức chế thụ thể angiotensin II, thuốc lợi tiểu… Những thuốc này làm giảm hoạt động của tim, vì vậy bạn có thể hồi phục được trong vài ngày hoặc vài tuần, đồng thời ngăn ngừa các cơn tái diễn xảy ra trong tương lai. Sau khi hồi phục, bạn vẫn phải tiếp tục điều trị bằng thuốc trong 2 – 3 tháng kể từ ngày xuất viện.
Các thủ thuật xâm lấn thường không được sử dụng để điều trị hội chứng này bởi chúng chỉ có tác dụng trong điều trị tắc nghẽn động mạch, mà đó cũng không phải nguyên nhân gây ra hội chứng trái tim tan vỡ.
Hội chứng trái tim tan vỡ mặc dù không quá nguy hiểm, tuy nhiên có thể gây ra các biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn nếu bạn đang có dấu hiệu kể trên. Ngoài ra, việc xây dựng đời sống tinh thần lạc quan, kiểm soát tốt stress sẽ giúp bạn phòng tránh được bệnh này.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.