Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh về tim mạch nói chung và hội chứng vành cấp nói riêng đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhân loại. Với diễn biến nhanh và nguy hiểm của hội chứng vành cấp, việc tự trang bị cho mình những kiến thức về căn bệnh này là hết sức cần thiết.
Vậy bạn đã biết hội chứng vành cấp là gì? Nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh này hay chưa? Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây nhé!
Hội chứng vành cấp (acute coronary syndrome) hay còn có tên gọi khác là hội chứng động mạch vành cấp. Đây là một thuật ngữ dùng để miêu tả hiện tượng lưu lượng máu chảy về tim giảm một cách đột ngột. Bệnh diễn biến nguy hiểm có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe thậm chí có thể dẫn tới tử vong.
Hội chứng vành cấp bao gồm triệu chứng đau thắt ngực không ổn định và nhồi máu cơ tim. Trong nhồi máu cơ tim một số cơ tim ngưng hoạt động do không được cung cấp đủ máu. Còn đối với đau thắt ngực không ổn định, cơn đau sẽ đột ngột xuất hiện khi bạn đang trong trạng thái thư giãn và nghỉ ngơi.
Đối tượng có nguy cơ cao mắc hội chứng vành cấp có thể kể tới như:
Triệu chứng rõ rệt và thường thấy nhất ở bệnh nhân mắc hội chứng vành cấp đó là xuất hiện những cơn đau thắt ngực. Ngoài ra cảm giác đau mơ hồ hay đau nặng trước ngực, cổ, vai trái lan dần xuống cánh tay mà đặc biệt là cánh tay trái cũng là dấu hiệu cảnh báo về hội chứng vành cấp. Những cơn đau này có thể xuất hiện từ từ hoặc đột ngột, lan tỏa hoặc đau nhói.
Ngoài những cơn đau ở vùng ngực và tim, một số dấu hiệu khác có giá trị gợi ý về hội chứng vành cấp như:
Tùy vào từng cá nhân lại có những triệu chứng khác nhau. Vì vậy nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường hãy nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời tránh để lại những hậu quả không mong muốn.
Một số nguyên nhân gây nên hội chứng vành cấp được các chuyên gia phân tích:
Dấu hiệu đầu tiên để có thể chẩn đoán hội chứng vành cấp là dựa vào triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên những triệu chứng này còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi cá nhân, độ tuổi, tiền sử bệnh và bệnh nền nên sẽ biểu hiện khác nhau trên mỗi cá thể khác nhau. Triệu chứng bệnh chỉ được coi như yếu tố định hướng cho các bác sĩ lâm sàng.
Trong trường hợp cấp cứu, song song với việc thăm khám lâm sàng và khai thác bệnh sử, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm và các kĩ thuật cận lâm sàng như điện tâm đồ. Các điện cực sẽ được tiến hành gắn lên da nhằm mục đích đo sự hoạt động điện của tim người bệnh. Kết quả điện tâm đồ sẽ phản ánh các tình trạng bệnh ở tim. Dựa vào đó bác sĩ lâm sàng có thể xác định được vùng tổn thương của tim cũng như nguyên nhân gây nên tình trạng đó. Điện tâm đồ cũng có thể tiến hành nhiều lần với mục đích theo dõi điều trị bệnh.
Ngoài điện tâm đồ, xét nghiệm máu cũng thường được các bác sĩ chỉ định trong trường hợp cấp cứu hội chứng vành cấp. Trong trường hợp tế bào cơ tim bị hủy hoại dẫn tới phá hủy mô cơ tim, một số loại enzyme điển hình sẽ được tiết vào máu. Kết quả xét nghiệm máu dương tính với các chất enzyme này cho thấy đã có đợt nhồi máu cơ tim xuất hiện.
Kết quả thu được từ điện tâm đồ hay xét nghiệm máu có giá trị định hướng chẩn đoán ban đầu hội chứng vành cấp, giúp bác sĩ xác định được tình trạng bệnh cụ thể đang diễn ra. Ngoài những xét nghiệm trên, một số xét nghiệm khác được tiến hành nhằm mục đích xác định nguyên nhân gây bệnh hay định hướng phương pháp theo dõi điều trị bệnh hiệu quả:
Nhìn chung các phương pháp điều trị vành cấp hiện nay đều hướng đến một mục tiêu chung đó là:
Về lâu dài, các phương pháp điều trị phải đảm bảo tim mạch thực hiện tốt các chức năng cơ bản, phòng ngừa các yếu tố nguy cơ có thể gặp phải và hạn chế tới mức tối đa khả năng bị nhồi máu cơ tim.
Hiện nay có nhiều lựa chọn về phương pháp điều trị. Tùy vào từng mức độ nặng nhẹ và cơ địa của từng người các bác sĩ sẽ lựa chọn điều trị bằng thuốc (thuốc tiêu sợi huyết, thuốc chống ngưng tập tiểu cầu, thuốc chẹn beta, nitroglycerin…) hoặc bằng các thủ thuật can thiệp như: Nong mạch và đặt stent, phẫu thuật bắc cầu mạch vành…
Hi vọng với những kiến thức sơ lược về hội chứng vành cấp trong bài viết các bạn sẽ phần nào hiểu được mức độ nguy hiểm của hội chứng này. Hãy luôn xây dựng cho mình và gia đình lối sống lành mạnh, thường xuyên thể dục thể thao để có một sức khỏe tốt nhất, hạn chế tối đa nguy cơ mắc các chứng bệnh nguy hiểm đặc biệt là hội chứng vành cấp. Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.