Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

HPL là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của xét nghiệm HPL

Ngày 25/04/2024
Kích thước chữ

HPL là gì? HPL (Human Placental Lactogen) là hormone bài tiết từ gai rau, giúp đánh giá sự phát triển của rau thai. Xét nghiệm định lượng HPL trong thai trứng là loại xét nghiệm rất cần thiết với mẹ bầu trong thời kỳ mang thai.

Trong thời kỳ mang thai, sản phụ cần thực hiện các quy trình xét nghiệm, thăm khám để theo dõi sức khỏe thai nhi. Trong đó, xét nghiệm định lượng HPL trong thai trứng là phương pháp quan trọng để đánh giá sức khỏe thai nhi. Vậy HPL là gì? Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về HPL và phương pháp xét nghiệm HPL ở bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu HPL là gì?

HPL (hay Human Placental Lactogen) là hormone được sản xuất bởi tế bào thận của thai nhi và tế bào dây thần kinh của mẹ. HPL đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống của thai nhi, đồng thời giúp cơ thể mẹ chuẩn bị cho quá trình.

HPL được sản xuất ra bởi rau thai từ rất sớm, khoảng 3 tuần sau khi thụ tinh và được phát hiện sau khoảng 6 tuần. HPL sẽ duy trì trong suốt quá trình mang thai và sẽ mất đi nhanh chóng sau khi đẻ, thời gian bán hủy khoảng 30 phút.

Thai trứng (hay Hydatidiform mole) là một dạng biến đổi bệnh lý của nguyên bào nuôi. Bệnh thai trứng đặc trực bởi sự thoái hóa nước của các gai rau và sự quá sản của nguyên bào nuôi. Để chẩn đoán thai trứng, người ta có thể làm xét nghiệm định lượng HPL. Có 2 loại chửa trứng bao gồm:

  • Chửa trứng bán phần: Phần gai rau trở thành nang nước và trong buồng trứng có thể có phần thai nhi.
  • Chửa trứng hoàn toàn: Toàn bộ gai rau trở thành nang nước vào buồng tử cung không có phần thai nhi. 
HPL là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của xét nghiệm HPL 1
Tìm hiểu HPL là gì?

Các chẩn đoán về thai trứng

Người bị thai trứng thường được chẩn đoán dựa trên các biểu hiện lâm sàng bao gồm:

  • Cơ năng: Người bệnh có hiện tượng chậm kinh, rong huyết, máu ra ở vùng âm đạo, máu có màu sẫm đen hoặc đỏ loãng, nghén nặng, bụng to nhanh…
  • Thực thể: Toàn thân mệt mỏi, thiếu máu, tử cung mềm, kích thước tử cung lớn hơn tuổi thai, không sờ được phần thai, không nghe được tim thai…

Bên cạnh đó, thai trứng còn được xác định dựa trên các phương pháp khám cận lâm sàng như:

  • Siêu âm: Dựa vào hình ảnh tuyết rơi hoặc lỗ chỗ như tổ ong, có thể thấy nang hoàng tuyến ở hai bên, thường không tìm thấy phôi thai.
  • Định lượng E-hCG: Xét nghiệm cơ bản để chẩn đoán và theo dõi tình trạng thai trứng (lượng E-hCG tăng trên 100.000mUI/ml.
  • Định lượng estrogen: Trong nước tiểu estrogen dưới dạng estrone, estradiol hay estriol đều thấp hơn trong thai thường. Nguyên nhân là do sự rối loạn chế tiết của rau thai và không có sự biến đổi estradiol, estriol ở tuyến thượng thận của thai nhi.
  • Xét nghiệm định lượng HPL: HPL trong thai thường sẽ cao, nhưng thấp thấp trong thai trứng.
HPL là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của xét nghiệm HPL 2
Các chẩn đoán về thai trứng bạn nên biết

Phương pháp xét nghiệm định lượng HPL trong thai trứng là gì?

Xét nghiệm định lượng HPL trong thai trứng được xem là phương pháp đánh giá sức khỏe của thai nhi phổ biến. Dựa vào xét nghiệm này, bác sĩ có thể chẩn đoán và phòng ngừa các vấn đề về sức khỏe thai nhi. Từ đó đưa ra các phương pháp chăm sóc thai nhi phù hợp.

Khi nào nên làm xét nghiệm định lượng HPL trong thai trứng? Phương pháp xét nghiệm HPL này thường được thực hiện trong các trường hợp:

  • Cần đánh giá sức khỏe, sự phát triển của thai nhi.
  • Phát hiện các vấn đề sức khỏe xảy ra với thai nhi.
  • Đánh giá tình trạng thai trứng trong quá trình mang thai.

Phương pháp xét nghiệm định lượng HPL trong thai trứng được thực hiện bằng cách lấy mẫu máu của mẹ. Mẫu máu này sẽ được đưa vào phòng thí nghiệm để tiến hành đo lượng HPL đang có trong máu. Dựa trên lượng HPL, bác sĩ có thể đưa ra các chẩn đoán về tình hình sức khỏe của thai nhi.

Ý nghĩa của HPL là gì?

HPL là hormone có ý nghĩa đối với quá trình phát triển thai kỳ:

  • Phân hủy lipit, tăng lượng axit béo tự do trong huyết tương và cung cấp năng lượng cho mẹ bầu.
  • Ức chế hấp thu qua mức glucosa và sinh glucosa cho mẹ bầu.
  • Tăng nồng độ insulin trong huyết thanh, tạo điều kiện tổng hợp protein và tạo nguồn cung axit amin cho thai nhi.
  • Xét nghiệm định lượng HPL để đánh giá chức năng của rau thai.
  • Xét nghiệm HPL thường cao trong thai thường và thấp trong thai trứng.
HPL là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của xét nghiệm HPL 3
HPL là hormone có ý nghĩa đối với quá trình phát triển thai kỳ

Ngưỡng bình thường khi xét nghiệm HPL

Kết quả xét nghiệm định lượng HPL được phát hiện từ huyết thanh của mẹ trong khoảng 6 tuần. Lượng HPL tăng từ từ trong 3 tháng đầu và 3 tháng giữa với ngưỡng giao động ít. HPL thay đổi phụ thuộc vào thể tích bánh rau và số lượng thai.

  • Ngưỡng bình thường: Lượng HPL tăng dần cùng với tuổi thai. Khi thai đủ tháng, lượng HPL sẽ rơi vào khoảng 7.4 ± 2.6mg/ml.
  • Ngưỡng bất thường: Lượng HPL giảm đi khi có dấu hiệu dọa sảy, dọa đẻ non, thai kém phát triển. Theo đánh giá, lượng HPL trong thai trứng thường thấp hơn khi mang thai bình thường.

Bài viết trên Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp các thông tin giúp giải đáp thắc mắc HPL là gì và xét nghiệm định lượng HPL trong thai trứng. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về HPL cũng như phương pháp xét nghiệm định lượng HPL trong thai trứng. Hãy theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm những thông tin sức khỏe - y tế mới nhất nhé.

Xem thêm:

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin