Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chứng hư hàn còn được gọi là chứng dương hư, là thuật ngữ chung cho các trường hợp thiếu dương khí, suy giảm chức năng và các cơ quan trong cơ thể không được giữ ấm. Hãy cùng bài viết sau tìm hiểu về chứng hư hàn là gì một số bài thuốc trị chứng hư hàn.
Theo học thuyết của Y học cổ truyền, âm dương cân bằng thì cơ thể mới khoẻ mạnh. Người bệnh đang mắc hư hàn có nghĩa là phần dương trong cơ thể đang suy yếu dẫn đến xuất hiện các triệu chứng mang tính hàn như chân tay lạnh, sắc mặt nhợt nhạt. Vậy chứng hư hàn là gì, người mắc chứng hư hàn nên làm gì? Mời bạn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Chứng hư hàn hay còn gọi là chứng dương hư, là thuật ngữ chung cho những người thiếu dương khí dẫn đến chức năng cơ thể suy giảm và các cơ quan trong cơ thể không được làm ấm.
Chứng hư hàn thường xuất hiện trong các bệnh như tiết tả, thủy thũng, tâm quý và hư lao. Chứng hư hàn dễ bị nhầm lẫn với các hội chứng như chứng khí hư, chứng lý hàn thực và chứng chân nhiệt giả hàn do đó khi chẩn đoán cần phân biệt với các chứng bệnh này.
Hư hàn là trạng thái bệnh lý khi dương khí bị thiếu hụt (dương hư), dẫn đến các chức năng của dương khí như thúc đẩy quá trình chuyển hóa, sưởi ấm, phản ứng hóa sinh và bảo vệ (trừ hàn) đều bị suy giảm ở mức độ nhất định. Nguyên nhân thường do âm tà xâm nhập, lâu ngày làm tổn thương phần dương của cơ thể, hoặc bệnh kéo dài không khỏi, khiến dương khí bị hao tổn, hoặc do bẩm sinh dương khí vốn yếu ớt; hoặc do tuổi cao, dương khí suy yếu gây ra.
Người mắc chứng hư hàn sẽ có các biểu hiện như: Sợ lạnh, tay chân lạnh, sức yếu hay mệt mỏi, sắc mặt thường trắng bệch, lưỡi trắng nhạt, dễ hụt hơi do thiếu khí, tự ra mồ hôi, ít nói, miệng nhạt, không khát, tiểu tiện trong và dài, đại tiện lỏng, mạch hư trì hoặc trầm nhược.
Hư hàn thường có biểu hiện nhẹ vào mùa hạ nhưng vào mùa đông các triệu chứng sẽ trở nên nặng hơn. Về quá trình tiến triển bệnh, chứng hư hàn thường có thể bắt nguồn từ hai lý do: Một là do dương hư lâu ngày tổn hại đến âm, dẫn đến chứng âm dương đều hư nên trên lâm sàng có các biểu hiện của dương hư như sợ lạnh, chân tay lạnh, mệt mỏi yếu sức, đồng thời có biểu hiện của chứng âm hư như mồ hôi trộm, triều nhiệt (sốt âm ỉ về buổi chiều), ngũ tâm phiền nhiệt (ngực và lòng bàn tay lòng bàn chân có cảm giác nóng). Hai là do dương khí không đủ nên âm khí tích tụ, thuỷ thấp ứ đọng có thể sinh ra chứng huyết ứ.
Theo Đông y, các loại thuốc chữa chứng dương hư còn được gọi là thuốc bổ dương. Dưới đây giới thiệu cho bạn một vài vị thuốc bổ dương sử dụng cho người mắc chứng hư hàn.
Cháo hạt dẻ: Hạt dẻ đã bóc vỏ, gạo tẻ nấu chung đến khi thành cháo, thêm gia vị vừa đủ, ăn khi còn nóng. Món này có công dụng bổ thận dương, kiện tỳ ích vị, tăng cường nhiệt lượng và nâng cao sức chống lạnh cho cơ thể.
Cháo thịt dê: Thịt dê rửa sạch, thái miếng, nên luộc với một củ cải để loại bỏ mùi, sau đó vớt củ cải ra, cho gạo vào hầm nhừ thành cháo, thêm gia vị vừa đủ, ăn khi còn nóng. Món ăn này giúp làm ấm tỳ vị, bổ ích khí huyết, đặc biệt phù hợp với người cao tuổi thể chất hư hàn, chịu rét kém.
Cháo tôm: Tôm bóc vỏ, rửa sạch rồi nấu chung với gạo đến khi thành cháo và thêm gia vị, ăn khi nóng. Cháo tôm thích hợp dùng cho người mắc chứng hư hàn, sợ lạnh, đau mỏi lưng gối.
Cháo cá: Thịt cá lọc xương, thái miếng, ướp chung với gia vị và gừng thái chỉ, cho vào nồi với cháo gạo đã ninh nhừ trước đó, đun thêm vài phút, múc ra ăn nóng. Món này giúp kiện tỳ ích vị, thông kinh hoạt lạc, chống lạnh, thích hợp với người tỳ vị hư hàn, mệt mỏi, sợ lạnh, đầy bụng, chậm tiêu, đại tiện lỏng.
Cháo hải sâm: Hải sâm ngâm nước cắt lát nấu chung với đại táo và gạo tẻ thành cháo, ăn nóng. Hải sâm giúp kiện tỳ dưỡng vị, bổ thận ích khí, ấm lưng trừ hàn.
Hy vọng với thông tin trên, bài viết đã giúp bạn hiểu được chứng hư hàn là gì và một số vị thuốc, món ăn có thể dùng cho người hư hàn. Hãy chú ý đến sức khoẻ của bản thân để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, tránh để bệnh diễn biến âm thầm và dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Xem thêm: Mẹo giữ ấm cho bé trong thời tiết lạnh
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.