Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bác sĩ chuyên khoa luôn khuyến cáo các bà mẹ nên ưu tiên nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, quá trình nuôi con bằng sữa mẹ có rất nhiều vấn đề phát sinh có thể khiến chị em bối rối. Một trong những vấn đề được các mẹ bỉm quan tâm đó là làm sao nhận biết cũng như cách nuôi con khi mẹ không đủ sữa để đảm bảo con vẫn phát triển khỏe mạnh toàn diện.
Nhiều bà mẹ đang cho con bú lo lắng về việc liệu họ có sản xuất đủ sữa để nuôi con hay không, đặc biệt là khi họ không thể đo lường chính xác lượng sữa sản xuất hoặc tiêu thụ mỗi ngày. Mối quan tâm này là một trong những lý do phổ biến nhất khiến các bà mẹ ngừng cho con bú và tìm hiểu cách nuôi con khi mẹ không đủ sữa. Điều này là không cần thiết vì trong khi các bà mẹ luôn lo sợ vì cho rằng mình không có đủ sữa khi trẻ bú nhưng trên thực tế là con họ đã nhận đủ lượng sữa mình cần.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ có thể không bú đủ sữa, trong đó phổ biến nhất vẫn là do trẻ bú không hiệu quả hoặc bú không thường xuyên.
Hầu hết các bà mẹ đều sản xuất đủ sữa cho một hoặc thậm chí hai em bé và sữa mẹ thường có thể nhiều hơn nhu cầu của trẻ. Trường hợp mẹ không đủ sữa hiếm khi xảy ra. Chính việc trẻ bú không hiệu quả hoặc không thường xuyên có thể làm giảm lượng sữa theo thời gian, dẫn đến nguồn sữa cung cấp không đủ. Do đó, để tránh xảy ra tình trạng này mẹ bỉm cần chú ý thao tác cho con bú đúng cách cũng như cho trẻ bú thường xuyên dựa trên nhu cầu của trẻ là rất quan trọng.
Theo Văn bản Nuôi dưỡng Trẻ em của Bộ Y tế, các chỉ số rõ ràng cho việc trẻ bú sữa mẹ không đủ, bao gồm:
Ngoài ra còn có một số dấu hiệu không xác định khác cho tình trạng trẻ có thể không bú đủ sữa, bao gồm:
Những dấu hiệu này có thể cho thấy mẹ không đủ sữa nhưng cũng có thể do các nguyên nhân khác. Việc xác định chính xác nguyên nhân là điều cần thiết để xác định xem bé có bú đủ sữa hay không.
Nhìn chung, các trường hợp mẹ bỉm thực sự sản xuất không đủ sữa là rất hiếm. Hầu hết vấn đề phát sinh từ các yếu tố làm giảm tiết sữa, tuy nhiên các yếu tố này có thể được cải thiện để đảm bảo cho con bú thành công. Nếu bạn cho rằng con mình không bú đủ sữa và vội vàng tìm hiểu cách nuôi con khi mẹ không đủ sữa thì lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa là trước hết bạn hãy tìm hiểu nguyên nhân và giải quyết từng vấn đề. Đây mới là cách hiệu quả để cải thiện việc sản xuất sữa và cho con bú thành công, đảm bảo trẻ nhận được đủ dinh dưỡng từ nguồn sữa mẹ quý giá.
Như đã đề cập bên trên, số bà mẹ thực sự không có đủ sữa để nuôi con là rất hiếm. Hầu hết các trường hợp là do nhiều nguyên nhân khác nhau làm giảm lượng sữa tiết ra, điều này có thể được cải thiện để đảm bảo cho con bú thành công. Khi cho rằng bé bú không đủ sữa mẹ, chị em hãy kiểm tra các dấu hiệu nhận biết được và xác định nguyên nhân để giải quyết từng vấn đề.
Nguyên tắc vàng trong việc tạo sữa là bé bú càng nhiều thì sữa mẹ tiết ra càng nhiều. Mẹ cần cho con bú đều đặn cả ngày lẫn đêm. Việc cai sữa sớm cho trẻ bú đêm có thể vô tình làm giảm sản lượng sữa. Các mẹ vắt sữa nên thực hiện ngày đêm để duy trì lượng sữa ổn định.
Cho con bú đúng cách là rất quan trọng để sản xuất đủ sữa. Mặc dù nghe có vẻ bản năng nhưng việc cho con bú đúng cách là một kỹ năng cần được học tập và thực hành để đạt hiệu quả tối ưu. Các dấu hiệu của việc cho con bú không đúng cách bao gồm trẻ trông không hài lòng sau khi bú, muốn bú thường xuyên và ngủ không sâu. Mẹ cần tìm hiểu kỹ thuật cho con bú đúng phải bao gồm hai yếu tố: tư thế cho con bú đúng và ngậm bắt vú đúng.
Một trong những cách nuôi con khi mẹ “không đủ sữa” là còn liên quan đến yếu tố tâm lý. Nhiều bà mẹ nghi ngờ khả năng tiết sữa của mình, đặc biệt là trong những ngày đầu sau khi sinh. Sự nghi ngờ và cảm giác bất an này có thể gây ra căng thẳng, tác động tiêu cực đến việc sản xuất sữa. Để ngăn chặn những diễn biến tâm lý này, mẹ nên chuẩn bị cho mình những kiến thức vững chắc về việc cho con bú khi mang thai để tạo dựng sự tự tin.
Hãy chia sẻ kiến thức với gia đình để nhận được sự động viên, hỗ trợ trong giai đoạn sau sinh là điều cần thiết. Nếu mẹ nghi ngờ khả năng tiết sữa của mình thì nên so sánh với dấu hiệu trẻ bú không đủ sữa. Nếu trẻ không có những dấu hiệu này thì mẹ có thể tự tin về nguồn sữa của mình.
Đối với những bà mẹ đang cân nhắc thực phẩm bổ sung do nghi ngờ về khả năng tiết sữa, điều quan trọng là họ cần củng cố lại niềm tin của mình và cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Đây là những điều cốt lõi quan trọng được khuyến cáo bởi Tổ chức Y tế Thế giới.
Để giúp mẹ có nhiều sữa cho con bú hơn, mẹ hãy làm theo những lời khuyên sau đây:
Sự tiếp xúc qua da giữa mẹ và bé là rất quan trọng. Cởi quần áo của bé chỉ giữ lại tã, sau đó ôm trẻ sát vào cơ thể bạn để kích hoạt các hormone thúc đẩy sản xuất sữa.
Chấp nhận sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè. Hỗ trợ việc nhà, chăm sóc em bé, đi chợ hay dọn dẹp giúp bạn tiết kiệm năng lượng và tập trung vào việc cho trẻ bú.
Đảm bảo bé nằm đúng tư thế và ngậm bắt vú đúng cách. Mặt trẻ phải đối diện với ngực mẹ, cằm trẻ phải chạm vào vú mẹ.
Ở bên con bạn nhiều nhất có thể. Trở lại làm việc sớm, hạn chế thời gian bên con hoặc trẻ ngủ quá nhiều có thể ảnh hưởng đến việc bú mẹ thường xuyên.
Mẹ sau sinh nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Nếu bạn thức suốt đêm, hãy cố gắng ngủ vào ban ngày. Ngay cả một giờ ngủ cũng giúp bổ sung nguồn sữa và năng lượng.
Duy trì tâm trạng yên bình và thoải mái. Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa, trong khi tâm trí bình tĩnh sẽ tăng cường điều đó.
Cho bé bú thường xuyên và khuyến khích bé bú bất cứ khi nào bé muốn. Không tính số lần cho bú; thay vào đó, hãy cho trẻ bú từ cả hai núm vú để đảm bảo dinh dưỡng hợp lý.
Cho bé bú mỗi giờ một lần và đổi bên mỗi khi bé bắt đầu khóc. Điều này có thể được thực hiện nhiều lần để kích thích sản xuất sữa.
Cho bé bú ít nhất một bên vú mỗi lần. Nếu vú bên kia bị căng sữa, hãy vắt sữa để giảm bớt sự khó chịu và dự trữ để cho bé bú bình nếu cần.
Hãy thử cho bé bú hai lần mỗi bên trong mỗi lần bú. Cho bú mỗi giờ để tăng sản lượng sữa.
Tránh cho trẻ ngậm núm vú giả. Nếu bé muốn bú, hãy đưa vú của bạn ra cho bé ngậm.
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và bổ dưỡng. Tránh đồ uống có chứa caffeine như trà và cà phê.
Dành nhiều thời gian để chơi với bé. Việc cho con bú có thể tác động tích cực đến việc sản xuất sữa.
Trong khi cho con bú, hãy xoa bóp nhẹ ngực để giúp tiết sữa và kích thích dòng sữa mới.
Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được kê đơn thuốc tăng tiết sữa, đặc biệt là trong ba tháng đầu sau khi sinh.
Hạn chế cho trẻ bú bình và sữa công thức. Khi bé đói, bé sẽ mút núm vú của mẹ, kích thích tiết sữa mới.
Tóm lại, tìm cách nuôi con khi mẹ không đủ sữa đôi khi chỉ là do bạn quá lo lắng và tự cho rằng mình không sản xuất đủ sữa để đáp ứng nhu cầu của con mà thôi. Bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo các bà mẹ sau sinh hãy ưu tiên nuôi con bằng sữa mẹ, đồng thời giữ tinh thần lạc quan, tự tin vào khả năng sản xuất sữa tự nhiên của mình. Nuôi con bằng sữa mẹ là điều tự nhiên và cơ thể bạn biết phải làm gì. Hãy kiên nhẫn và thư giãn nhé.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.