Theo thống kê, mỗi năm cả nước có trên 1000 người tử vong do uống phải thuốc diệt cỏ. Điều đáng lo ngại là con số này có xu hướng tăng cao qua từng năm. Khi phát hiện có người bị ngộ độc loại thuốc này, điều quan trọng bạn cần làm chính là cấp cứu kịp thời, tránh bỏ lỡ thời cơ vàng quý hiếm. Biết cách sơ cứu người uống thuốc diệt cỏ sẽ giúp giảm tỷ lệ tử vong đáng kể.
Khái quát về ngộ độc thuốc diệt cỏ
Thuốc diệt cỏ Paraquat là hợp chất hữu cơ, được sử dụng khá rộng rãi trong nông nghiệp. Hoạt tính của thuốc tác dụng nhanh, giết chết mô cây xanh khi tiếp xúc. Đây là loại thuốc khá độc hại với con người và động vật. Paraquat có công dụng ăn mòn, phá hủy các tế bào gan thận, phổi, tim. Dù loại thuốc diệt cỏ rẻ tiền này không ảnh hưởng đến môi trường nhưng lại cực kỳ nguy hiểm nếu chẳng may nuốt, chạm hoặc hít phải.
Thuốc diệt cỏ Paraquat có thể gây tử vong nếu nuốt phải
Tỷ lệ tử vong khi uống hoặc hít phải thuốc diệt cỏ Paraquat khá cao, từ 70 - 90%. Dù có thực hiện các biện pháp cấp cứu như giải độc, lọc máu, rửa dạ dày thì tỷ lệ sống sót cũng khoảng 30%. Sau khi vào cơ thể, thuốc nhanh chóng thẩm thấu qua tiểu tràng và ruột. Chỉ với một lượng rất nhỏ khoảng 20ml, người uống phải thuốc sẽ bị suy đa cơ quan, xơ phổi, suy hô hấp cấp, tử vong trong vòng 1 - 2 giờ. Nếu được cứu chữa kịp thời, loại thuốc này vẫn để lại hậu quả lâu dài về sức khỏe.
Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thuốc diệt cỏ Paraquat là người bệnh vô tình hoặc cố ý nuốt phải. Ngoài ra, chất độc có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua quá trình tiêu thụ thực phẩm hoặc nước uống bị nhiễm độc. Những người sinh sống, làm việc ở khu vực sử dụng Paraquat rất dễ bị ngộ độc và tổn thương phổi.
Paraquat là thuốc diệt có có độc tính khá cao. Hiện nay, y học vẫn chưa tìm ra thuốc chữa hay thuốc giải độc đặc hiệu. Khả năng phục hồi của bệnh nhân sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng khi nuốt phải, thể trạng bản thân và thời gian được cứu chữa. Tuy nhiên, biết cách sơ cứu người uống thuốc diệt cỏ sẽ giúp tăng tỷ lệ sống sót.
Dấu hiệu ngộ độc thuốc diệt cỏ
Ở hệ tiêu hóa, thuốc diệt cỏ Paraquat được hấp thụ khá nhanh nhưng với tỷ lệ thấp, khoảng 5 - 10%. Ruột non là cơ quan hấp thu chủ yếu. Biểu hiện ban đầu ở người bị ngộ độc Paraquat ngay sau khi uống bao gồm:
-
Miệng đau rát.
-
Họng thực quản có cảm giác như bị bỏng.
-
Niêm mạch ở miệng đỏ rực, phù nề, có thể có giả mạc khó nuốt.
-
Buồn nôn và nôn.
-
Chảy máu cam.
-
Tụt huyết áp.
-
Đau bụng từng cơn, ấn vào vùng thượng vị thấy cơn đau tăng.
-
Nôn ra máu do loét thực quản dạ dày.
-
Có hiện tượng suy hô hấp, đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tử vong.
-
Thở nhanh, tím tái, khó thở do tổn thương phổi.
Người bệnh bị nôn khi ngộ độc thuốc diệt cỏ
Trường hợp nuốt phải lượng lớn chất độc sẽ có dấu hiệu:
-
Yếu cơ.
-
Lú lẫn.
-
Co giật.
-
Suy hô hấp.
-
Nhịp tim nhanh.
-
Hôn mê và tử vong ngay sau đó.
Cách sơ cứu người uống thuốc diệt cỏ
Trưởng khoa cấp cứu tại bệnh viện Đa khoa Thủy Nguyên (Hải Phòng) - Ths.Bs Nguyễn Văn Huy cho biết, cả thế giới vẫn chưa có biện pháp điều trị để cứu sống người bị ngộ độc do uống phải thuốc diệt cỏ Paraquat. Do đó, việc sơ cứu người uống thuốc diệt cỏ trong thời gian đầu rất quan trọng.
Dưới đây là những bước sơ cứu người uống thuốc diệt cỏ trong vòng 1 giờ đầu:
-
Gây nôn cho người bệnh bằng cách cho uống 2 - 4 lòng trắng trứng gà ta hoặc 100g đất sét hòa với 200ml nước.
-
Hạn chế thuốc diệt cỏ hấp thu vào cơ thể bằng cách cho uống than hoạt Antipois-Bmai 5ml/kg cân nặng.
-
Tiến hành gây nôn cho bệnh nhân.
-
Đưa bệnh nhân đến bệnh viện sau khi sơ cứu để được rửa dạ dày.
Trường hợp người bị nhiễm độc thuốc diệt cỏ thường tự nôn. Nếu người bệnh không tỉnh thì không nên gây nôn để tránh nguy cơ bị sặc vào phổi. Khi bệnh nhân hôn mê, ngừng thở, ngừng tim thì:
-
Tiến hành hồi sức tim phổi bằng cách ép tim và thổi ngạt đến khi tim đập lại, người bệnh có thể tự thở.
-
Đặt bệnh nhân nằm trong tư thế nghiêng, ngửa cổ tối đa, đầu thấp và nhanh chóng đưa đến bệnh viện.
Lưu ý: Khi đưa người bị ngộ độc thuốc diệt cỏ paraquat, bạn cần mang theo các tang vật như vỏ chai lọ, thức ăn hoặc nước uống nghi nhiễm độc…để giúp bác sĩ chẩn đoán chất độc nhanh chóng và chính xác.
Sau khi đến cơ sở y tế địa phương, người bệnh cần:
-
Rửa dạ dày đến khi hết dịch màu xanh.
-
Uống thuốc ức chế miễn dịch mạnh để ngăn ngừa tình trạng xơ phổi tiến triển.
-
Nếu nồng độ Paraquat còn dương tính thì được thực hiện lọc máu hấp phụ trước 8 giờ, thực hiện ít nhất 3 lần liên tiếp.
-
Xét nghiệm nước tiểu. Nếu còn chất độc trong nước tiểu thì tiếp tục lọc máu.
-
Chụp X - quang hoặc CT ngực để bác sĩ đánh giá tình trạng tổn thương phổi. Bệnh nhân cũng có thể được gắn máy theo dõi nhịp tim hoặc đo điện tâm đồ nhằm theo dõi chức năng tim.
Thực hiện các kỹ thuật thăm khám để theo dõi tình trạng bệnh nhân
Biện pháp phòng ngừa ngộ độc thuốc diệt cỏ
Những trường hợp được sơ cứu người uống thuốc diệt cỏ kịp thời vẫn có khả năng sống sót. Tuy vậy, họ sẽ mắc một số triệu chứng về hô hấp, chẳng hạn như hẹp thực quản, gặp khó khăn khi nuốt và ăn uống. Do đó, phòng ngừa ngộ độc paraquat là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe.
Thực hiện các kỹ thuật thăm khám để theo dõi tình trạng bệnh nhân
Để tránh bị ngộ độc khi uống phải thuốc diệt cỏ, bạn cần chú ý:
-
Ghi rõ các loại hóa chất, độc tính, cách sơ cứu người uống thuốc diệt cỏ trên nhãn mác sản phẩm.
-
Lưu trữ thuốc ở nơi riêng biệt, khóa kín.
-
Để xa tầm tay trẻ em.
-
Không được đựng thuốc trong các vật dụng khác để tránh gây nhầm lẫn.
-
Trong gia đình, người thân nên quan tâm, chia sẻ lẫn nhau, giải quyết các mâu thuẫn để tránh nghĩ quẩn dẫn đến ý muốn tự tử.
Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn nắm vững kiến thức cơ bản khi sơ cứu người uống thuốc diệt cỏ. Việc cấp cứu cần được thực hiện đúng lúc và đúng kỹ thuật. Nếu không hiểu về chuyên môn, bạn tốt nhất không nên tự ý xử lý và tuyệt đối không cho nạn nhân uống thuốc khi chưa được bác sĩ chỉ định. Sau khi sơ cứu, bạn hãy đưa người bị nạn đến bác sĩ gần nhất để được cứu chữa kịp thời.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp