Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Hướng dẫn cách sơ cứu rối loạn tiền đình hiệu quả

Ngày 02/12/2022
Kích thước chữ

Rối loạn tiền đình nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như đột quỵ. Chính vì vậy, khi phát hiện cơn tiền đình cấp cần phải tìm cách sơ cứu rối loạn tiền đình kịp thời để giảm nhẹ triệu chứng của bệnh. Hãy cùng Long Châu tìm hiểu về vấn đề rối loạn tiền đình qua bài viết dưới đây nhé.

Cuộc sống ngày càng hiện đại hóa thì nguy cơ mắc bệnh rối loạn tiền đình ngày càng cao và ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe về lâu dài. Vì vậy, khi phát hiện các dấu hiệu gây rối loạn tiền đình thì cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, đi thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín và tuân theo điều trị của bác sĩ nội thần kinh. Ngoài ra bạn cần trang bị kiến thức cách sơ cứu rối loạn tiền đình để chủ động xử lý tạm thời khi đã lên cơn rối loạn tiền đình và có các phương pháp phòng tránh bệnh hiệu quả

Tìm hiểu chung rối loạn tiền đình

Tiền đình nằm trong hệ thần kinh, thuộc vị trí ở hai bên hốc tai nằm phía sau, giúp duy trì tư thế và giữ thăng bằng khi vận động mắt đầu và thân thể. Khi bạn thực hiện các động tác vận động xoay người thì tiền đình cũng sẽ nghiêng lắc theo các tư thế để giúp cơ thể giữ cân bằng.

Rối loạn tiền đình là bệnh lý với triệu chứng đặc trưng như hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng, ù tai, đi đứng lảo đảo,… Bệnh rối loạn tiền đình dễ gây tái phát và ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. Khi lên cơn loạn tiền đình bệnh nhân có thể bị té ngã, bị thương mà bản thân không kiểm soát được.

Người ta có thể phân rối loạn tiền đình thành hai loại như sau:

  • Rối loạn tiền đình thuộc hệ thần kinh ngoại biên: Đây thường do tổn thương hệ tiền đình nằm sâu ở vùng tai trong và phổ biến ở nhiều bệnh nhân. Dấu hiệu đặc trưng thường gặp như mất thăng bằng, chóng mặt nghiêm trọng nhưng lại dễ điều trị và ít gây nguy hiểm. 
  • Rối loạn tiền đình thuộc hệ thần kinh trung ương: Đây là nhóm rối loạn tiền đình do các tổn thương ở hệ thần kinh trung ương thuộc nhân tiền đình nằm ở tiểu não và thân não. Đây là dạng rối loạn tiền đình hiếm gặp, các dấu hiệu xảy ra âm thầm không quá nổi trội. Tuy nhiên loại này thường khó điều trị và gây nguy hiểm hơn loại ngoại biên.
Hướng dẫn sơ cứu rối loạn tiền đình Rối loạn tiền đình là đặc trưng mất thăng bằng, chóng mặt, ù tai

Nguyên nhân rối loạn tiền đình

Rối loạn cơ quan tiền đình ngoại biên do các nguyên nhân: Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính, viêm thần kinh tiền đình, viêm tiền đình, bệnh Meniere, viêm mê nhĩ, rò ngoại dịch, u dây thần kinh số 8, dị vật ống tai ngoài, viêm tai giữa cấp; rối loạn chuyển hóa bao gồm: Suy giáp, tiểu đường, tăng ure huyết…

Nguyên nhân gây ra hội chứng tiền đình trung ương thường gặp nhất là migraine, nhiễm trùng não, xuất huyết não, nhồi máu não, chấn thương, u não, xơ cứng rải rác.

Ngoài ra, một số yếu tố, nguyên nhân gây rối loạn tiền đình khác bao gồm:

  • Tuổi tác: Thông thường ở độ tuổi mắc bệnh rối loạn tiền đình thường từ 40 trở lên. Do khi lớn tuổi thì thường suy giảm chức năng hoạt động ở một số cơ quan nên có tỉ lệ mắc hội chứng rối loạn tiền đình cao hơn người trẻ tuổi. Theo số liệu thống kê, cứ trung bình 100 người từ 40 tuổi trở lên thì có 35 người mắc bệnh lý tiền đình.
  • Mất máu quá nhiều: Tình trạng bị mất quá nhiều máu do chấn thương hoặc nôn ra máu, băng huyết khi sinh… thường có tỉ lệ mắc rối loạn tiền đình cao hơn so với nhóm đối tượng khác.
  • Tâm lý căng thẳng, stress do áp lực công việc hoặc cuộc sống.
  • Lạm dụng sử dụng nhiều chất kích thích và gây nghiện như rượu, bia, thuốc lá, heroin…

Dấu hiệu nhận biết rối loạn tiền đình

Một số triệu chứng phổ biến khi xuất hiện cơn rối loạn tiền đình bao gồm:

  • Những biểu hiện đặc trưng của rối loạn tiền đình là chóng mặt, hoa mắt, choáng váng, cảm giác đồ vật xung quanh quay tròn.
  • Mất thăng bằng: Người bệnh không kiểm soát được tư thế vận động, khó khăn khi thay đổi tư thế đột ngột hoặc xoay người. Ở giai đoạn đầu của tình trạng rối loạn tiền đình ngoại biên có thể khiến bệnh nhân không đứng vững được hoặc bước đi hình sao, dấu hiệu Romberg được phát hiện thông qua nghiệm pháp khám…
  • Một số dấu hiệu khác kèm theo như đau đầu, nôn, buồn nôn, tê chân tay, thiếu tập trung, suy giảm trí nhớ.
  • Trong một số trường hợp đặc biệt có thể liên quan đến các vấn đề rối loạn tim mạch như nhịp tim nhanh, huyết áp cao hoặc thấp, hồi hộp, đánh trống ngực.
  • Rung giật nhãn cầu: Ở hai nhãn cầu bị rung giật một cách tự động một cách liên tục có nhịp nhàng đều đặn hoặc có thể thay đổi hướng chuyển động.

Nên làm gì khi có người bị rối loạn tiền đình?

Cách sơ cứu rối loạn tiền đình ban đầu tại nhà

Khi phát hiện có người lên cơn rối loạn tiền đình cấp, bạn cần thực hiện các bước sơ cứu rối loạn tiền đình sau đây:

  • Bước 1: Đầu tiên, cần đưa người bệnh đến nơi an tĩnh, thoáng gió và chọn một tư thế mà bệnh nhân cảm thấy thoải mái nhất. Không nên thường xuyên thay đổi tư thế do sẽ khiến bệnh nhân dễ bị té ngã. Vì vậy người bệnh cần được nằm yên ở vị trí cố định để tránh tình trạng gây chóng mặt đột ngột.
  • Bước 2: Trong trường hợp bệnh nhân đang lái xe hoặc vận hành máy móc thì cần lập tức ngưng lại ngay. Tiếp theo cần dìu bệnh nhân ngồi vào ghế hoặc nằm thư giãn ở nơi thoáng khí, tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào mặt gây nhức đầu. Ngoài ra, cần chọn cho bệnh nhân tư thế nằm thích hợp mà họ cảm thấy thoải mái.
  • Bước 3: Nếu bệnh nhân cảm thấy buồn nôn thì nên cho họ nôn hết ra, uống bù nước điện giải; oresol sau đó.
  • Bước 4: Bạn có thể massage vùng thái dương cho bệnh nhân bằng dầu gió Ngoài ra cũng có thể chuẩn bị cho họ một số đồ uống có tính ấm nóng để giúp họ tỉnh táo hơn như nước gừng pha ấm, cốc sữa ấm có đường.
  • Bước 5: Nếu sau khi sơ cứu mà các dấu hiệu vẫn không suy giảm thì cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Cách sơ cứu rối loạn tiền đình ban đầu tại nhà Bạn cần cho người bệnh nằm ở nơi an tĩnh, thoáng gió, tránh tiếng động lớn

Cách điều trị rối loạn tiền đình tại bệnh viện

Nguyên tắc điều trị

Sau khi thực hiện sơ cứu rối loạn tiền đình, tùy thuộc vào mức độ và nguyên nhân gây bệnh mà sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau. Điều quan trọng để xử trí cơn chóng mặt cấp là việc phòng tránh và giảm thiểu rủi ro cho người bệnh.

Phác đồ điều trị

  • Thuốc chống nôn gồm tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp Metoclopramide với liều 10mg x 01 ống.
  • Trong trường hợp bệnh nhân nôn nhiều có thể bù điện giải bằng dung dịch đẳng trương.
  • Thuốc chống chóng mặt gồm Tanganil tiêm tĩnh mạch hoặc pha truyền tiêm tĩnh mạch 500 mg với liều lượng 02 - 04 ống x 5 - 7 ngày/ngày chia 2 lần hoặc Tanganil dạng viên uống 500mg với liều lượng 04 viên/ngày x 5 - 7 ngày.
  • Cải thiện tuần hoàn não có thể dùng tiêm tĩnh mạch chậm hoặc pha dung dịch truyền đẳng trương Piracetam với liều lượng 2g - 4g/ngày.
  • An thần kinh với Seduxen dạng viên uống 5mg với liều lượng 1 - 2 viên/ngày.

Các phương pháp phòng ngừa rối loạn tiền đình

Để phòng ngừa và cải thiện tình trạng bệnh rối loạn tiền đình, bệnh nhân cần thiết lập chế độ sinh hoạt lành mạnh cụ thể như sau: 

  • Bài tập vẩy tay: Đây là bài tập khí công có tác dụng thải độc cơ thể, lưu thông khí huyết, cải thiện tình trạng chóng mặt. Tần suất tập bài tập này là khoảng 2 lần 1 ngày sau khi ăn. 
  • Bài tập cho mắt: Đây là bài tập có tác dụng cải thiện sự tập trung và tầm nhìn đối với vật thể đứng yên.
  • Bài tập đầu và cổ: Bài tập giúp giảm tình trạng mỏi cổ và giúp tăng cường sức mạnh vùng cổ và vai và làm giảm đau nhức. Đây là bài tập có tác dụng giúp người bị rối loạn tiền đình giảm bớt căng thẳng, lưu thông máu và tỉnh táo hơn.

Xem thêm: Mẹo chữa rối loạn tiền đình

Cách sơ cứu rối loạn tiền đình đúng và hiệu quả nhất Bệnh nhân cần thường xuyên thực hiện các bài tập vận động để cải thiện bệnh
  • Xoa bóp, bấm huyệt: Bạn có thể xoa bóp và bấm huyệt vào các vùng huyệt ở đầu, trán, thái dương, tai và mắt để giúp bệnh nhân lưu thông khí huyết và cải thiện các triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, ù tai…
  • Chế độ dinh dưỡng: Nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý và tốt cho hệ tim mạch, não như ăn nhiều rau xanh, cá, hạn chế mỡ động vật.
  • Hạn chế việc người bệnh bị stress căng thẳng: Khi bệnh nhân bị stress, căng thẳng càng làm gia tăng trầm trọng bệnh rối loạn tiền đình. Vì thế cần hạn chế những căng thẳng trong đời sống và tạo tâm lý thoải mái, tích cực cho bệnh nhân.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ: Bệnh nhân cần thăm khám sức khỏe định kỳ để hiểu rõ các dấu hiệu của bệnh để kịp thời điều trị cũng như chủ động phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Bài viết trên đây đã thông tin đến bạn đọc hướng dẫn cách sơ cứu rối loạn tiền đình. Đây là bệnh hay tái phát và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống vì thế sau khi thực hiện sơ cứu tại nhà bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ ngay để sớm được cảnh báo các dấu hiệu bệnh lý nghiêm trọng hơn. 

Ds Hải Vân 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm