Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ngạt mũi gây khó chịu cho bất kỳ ai, nhất là trẻ em nhỏ tuổi không thể tự làm sạch khoang mũi. Lúc này, cha mẹ cần trợ giúp con bằng cách hút mũi, giúp đường thở của trẻ thông thoáng hơn. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn mẹ tự hút mũi cho bé tại nhà hiệu quả và an toàn.
Có thể tự hút mũi cho bé tại nhà an toàn mà không cần ra phòng khám hay bệnh viện. Theo dõi bài viết để biết cách hút mũi cho bé an toàn và dễ thực hiện.
Nghẹt mũi có thể khiến trẻ khó thở và điều này có thể khiến con bạn quấy khóc, đặc biệt là khi bé ăn hoặc buồn ngủ. Khi mũi tiết ra quá nhiều chất nhầy nhưng không được lấy ra sẽ khiến đường thở của trẻ bị ngạt rất khó chịu. Có nhiều nguyên nhân gây ra nghẹt mũi, trong đó có các bệnh lý như cảm lạnh, viêm phế quản, viêm phổi,… Ngoài ra khi trẻ bị nôn, chất nôn cũng có thể còn sót bên trong đường thở khiến trẻ khó chịu. Lúc này, cha mẹ cần hút mũi cho bé để loại bỏ chúng.
Mặc dù hút mũi cho bé cần thiết, giúp đường thở của bé thông thoáng và dễ chịu hơn nhưng không phải lúc nào cha mẹ cũng biết khi nào cần hút mũi cho trẻ. Dưới đây là những dấu hiệu giúp cha mẹ nhận biết thời điểm phù hợp hút mũi cho con:
Hút mũi cho bé bằng ống hút mũi quả bóp có thể giúp bé thở dễ dàng hơn khi bị nghẹt mũi do cảm lạnh hay dị ứng. Trước khi thực hiện hút mũi cho bé, bạn cần chuẩn bị một ống hút mũi, loại ống này có thể dễ dàng mua được ở hiệu thuốc hoặc các cửa hàng chuyên bán đồ dùng mẹ và bé.
Sau đó bạn cần chuẩn bị thêm nước muối sinh lý, nó có tác dụng làm mềm dịch nhầy trong mũi bé, giúp việc hút mũi dễ dàng hơn. Cuối cùng là chuẩn bị khăn xô sạch hoặc khăn giấy để lau cho bé. Các bước thực hiện hút mũi cho bé bằng ống hút quả bóp:
Lưu ý hút mũi không nên làm quá nhiều lần trong ngày để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi bé. Nếu bé có dấu hiệu khó chịu, khóc quá nhiều, hoặc mũi bé có cảm giác đau, nên dừng lại và thử lại sau. Nếu tình trạng nghẹt mũi không cải thiện hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng (sốt, dịch mũi có màu xanh hoặc vàng sậm), cần đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra.
Hút mũi cho bé bằng máy hút mũi là một phương pháp hiện đại và an toàn hơn khi cần làm sạch dịch nhầy trong mũi của bé. Hút mũi bằng máy cũng giúp mẹ đỡ vất vả hơn so với hút bằng ống bóp tay, trẻ cũng cảm thấy thoải mái dễ chịu hơn. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy hút mũi. Cha mẹ có thể tham khảo tại các cửa hàng mẹ và bé hoặc hiệu thuốc.
Dù dùng máy hút mũi thì cha mẹ vẫn cần chuẩn bị nước muối sinh lý để làm mềm dịch trong mũi và khăn sạch để lau cho bé sau khi hút mũi. Dưới đây là các bước cơ bản để sử dụng máy hút mũi hiệu quả:
Bước 1: Rửa tay thật sạch, dùng xà phòng và nước sạch để rửa tay trước khi bắt đầu để đảm bảo vệ sinh.
Bước 2: Đặt bé ở vị trí thoải mái giống như khi thực hiện hút mũi bằng ống bóp tay.
Bước 3: Nhỏ nước muối sinh lý, nhỏ 1 - 2 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi của bé và chờ khoảng 1 - 2 phút để nước muối làm mềm dịch nhầy.
Bước 4: Kiểm tra máy hút mũi để đảm bảo máy sạch và hoạt động tốt. Chọn chế độ hút phù hợp (thường là mức nhẹ nhàng để bắt đầu) tùy thuộc vào hướng dẫn của nhà sản xuất. Đặt đầu của máy hút mũi vào một bên mũi bé một cách nhẹ nhàng. Bật máy và hút tới khi bạn thấy dịch nhầy được lấy ra.
Bước 5: Sau khi hút, tắt máy, lau sạch mũi cho bé và làm sạch đầu hút theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Máy hút mũi thường hút dịch nhầy ra nhanh chóng và hiệu quả. Bên cạnh đó máy hút còn giúp giảm nguy cơ nhiễm khuẩn trong quá trình hút mũi cho bé. Với hướng dẫn trên sẽ giúp bạn sử dụng máy hút mũi cho bé một cách an toàn và hiệu quả!
Không nên hút mũi cho bé bằng miệng. Việc này có thể gây ra nhiều nguy cơ cho sức khỏe của trẻ như lây nhiễm vi khuẩn từ miệng của người hút vào niêm mạc mũi của bé, dẫn đến các bệnh về đường hô hấp. Khoang miệng chứa nhiều vi khuẩn, ngay cả khi đã vệ sinh răng miệng, nên việc này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho bé.
Ngoài ra, hút mũi bằng miệng có thể gây tổn thương niêm mạc mũi của bé do lực hút không kiểm soát, làm trầy xước và gây viêm nhiễm. Việc này cũng có thể gây ra tâm lý sợ hãi cho bé, khiến bé quấy khóc và dẫn đến tổn thương thêm.
Như vậy, cha mẹ không nên hút mũi cho con bằng miệng trừ trường hợp khẩn cấp cần thực hiện hút mũi cho trẻ ngay lập tức mà không có thiết bị hỗ trợ. Thay vào đó, bố mẹ nên sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để hút mũi hoặc rửa mũi cho bé, như máy hút mũi hoặc ống hút mũi quả bóp để đảm bảo an toàn cho con.
Hút mũi cho bé là việc chắc chắn bạn cần phải làm trong quá trình chăm sóc con, nhất là khi trẻ còn bé, chưa tự làm chủ được cách loại bỏ dịch nhầy trong mũi. Trên đây là những cách hút mũi cho trẻ an toàn, hiệu quả và có thể thực hiện tại nhà mà không cần đến bệnh viện mà cha mẹ có thể tham khảo.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.