Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ngộ độc thực phẩm là một tình trạng dễ gặp trong đời sống hàng ngày, có nguy cơ gây nguy hiểm cho người bệnh. Do vậy, việc nắm được cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm là vô cùng cần thiết. Hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu những thông tin xoay quanh vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!
Ngộ độc thực phẩm là vấn đề có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào và vào bất cứ thời điểm nào. Đây là một tình trạng cấp tính, thường xảy ra sau khi ăn vài phút hoặc vài giờ có khi tới một ngày tùy thuộc vào nguyên nhân gây ngộ độc. Bệnh biểu hiện các mức độ khác nhau có thể từ nhẹ như đau bụng tiêu chảy, buồn nôn, nôn đến nặng gây hôn mê, sốc đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Việc sơ cứu ngộ độc thực phẩm chính xác và kịp thời sẽ giúp giảm thiểu tối đa những rủi ro, diễn biến xấu có thể xảy ra với người bệnh, hơn nữa còn giúp quá trình điều trị và hồi phục thuận lợi. Vậy bạn đã nắm rõ các bước sơ cứu ban đầu bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm chưa? Hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu ghi nhớ những kiến thức cơ bản mà vô cùng hữu ích ngay sau đây nhé.
Mục đích của việc gây nôn là hạn chế các chất độc từ thực phẩm đã ăn qua miệng ngấm sâu vào cơ thể. Đây là biện pháp đầu tiên trong sơ cứu ngộ độc thức ăn mới ăn vào dạ dày trong thời gian dưới 6 giờ. Việc gây nôn sẽ kích thích người bệnh nôn các thức ăn đang ở trong dạ dày ra ngoài. Bệnh nhân càng nôn được nhiều thức ăn ra ngoài càng tốt.
Có thể dùng tay đã rửa sạch đặt vào lưỡi người bệnh để kích thích gây nôn. Trong khi tiến hành gây nôn, cần đảm bảo đặt đầu bệnh nhân nằm nghiêng về một bên, có thể kê đầu hơi cao để các chất thải khi nôn ra không trào ngược vào phổi, không kích thích gây sặc cho bệnh nhân.
Lưu ý: Trong trường hợp bệnh nhân ngộ độc thực phẩm đã rơi vào hôn mê, không thực hiện kích thích gây nôn do dễ gây sặc vào đường hô hấp dẫn đến ngạt thở, suy hô hấp cấp.
Sau khi nôn hoặc đi ngoài liên tục, cơ thể người bệnh sẽ bị mất một lượng nước đáng kể. Đó chính là lúc cần bù nước cho người bệnh đầy đủ.
Tốt nhất nên sử dụng dung dịch bù nước và điện giải, pha một gói Oresol với một lít nước và uống theo nhu cầu. Nếu người bệnh nôn thì chờ 10 phút sau cho uống lại, cho uống từng ngụm nhỏ.
Ngoài ra, có thể bù nước bằng cách cho người bệnh uống nước đun sôi để nguội, nước lọc, hoặc uống nước cháo, nước gạo rang, cũng có thể pha nước muối đường theo tỷ lệ 1/2 muỗng cà phê (thìa nhỏ) muối với bốn muỗng cà phê đường trong một lít nước lọc hoặc nước sôi để nguội.
Dù người bệnh ngộ độc thức ăn có tiêu chảy sau khi ăn uống thực phẩm không sạch hoặc chứa chất độc cũng không nên tự ý mua thuốc chống tiêu chảy uống. Điều quan trọng là bạn phải phân biệt được rõ đây là trường hợp ngộ độc thức ăn hay chỉ là tiêu chảy thông thường. Bởi nếu là ngộ độc thức ăn gây tiêu chảy thì việc sử dụng thuốc cầm đi ngoài có thể làm quá trình đào thải chất độc kéo dài, các chất này tích tụ lâu trong cơ thể gây nguy hiểm cho người bệnh.
Gừng là nguyên liệu dễ kiếm, giá thành rẻ, được bán ở nhiều nơi. Thành phần bên trong củ gừng có chứa nhiều chất có tác dụng chữa bệnh tốt.
Trường hợp người bệnh ngộ độc thực phẩm có thể xuất hiện các biểu hiện như mệt mỏi, buồn nôn, ợ nóng khiến cơ thể cảm thấy khó chịu. Bạn có thể pha ngay một cốc trà gừng nóng hoặc cho người bệnh ngậm một lát gừng tươi sẽ giúp làm dịu cơn khó chịu, đỡ đau dạ dày, giảm buồn nôn.
Ở Việt Nam, bạn hãy nhanh chóng gọi cấp cứu y tế theo số máy 115 hoặc nếu điều kiện cho phép, hãy trực tiếp đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nơi ở nhất.
Chúng ta cần hiểu rõ và ghi nhớ: Các bước sơ cứu ban đầu dù có thể có hiệu quả nhưng tốt hơn hết người bệnh cần phải được nhập viện. Tại bệnh viện, người bệnh sẽ được làm một số xét nghiệm chuyên sâu hơn để đánh giá toàn diện tình trạng cũng như tiên lượng bệnh. Việc này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ bệnh nhân xảy ra nguy hiểm hoặc gặp phải biến chứng do các độc tố gây ra vào bất cứ lúc nào.
Cần lưu ý những điều sau:
Dưới đây là một số điều cần lưu ý để tránh tái diễn tình trạng ngộ độc thực phẩm trong đời sống hàng ngày:
Trên đây là những chia sẻ từ Nhà Thuốc Long Châu về sơ cứu ngộ độc thực phẩm và một số thông tin liên quan. Việc sơ cứu ban đầu được thực hiện chính xác và kịp thời sẽ giúp cải thiện rất nhiều tiên lượng cho bệnh nhân. Do đó, chúng ta nên nắm vững những kiến thức này để có thể áp dụng hữu ích trong đời sống.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.