Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Giữa áp lực và bộn bề cuộc sống, việc uống thuốc ngủ để có thể nghỉ ngơi không phải là điều hiếm gặp. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, tình trạng quá liều, ngộ độc thuốc ngủ xảy ra không ít. Vậy sơ cứu người uống thuốc ngủ quá liều thế nào cho đúng cách, kịp thời, khoa học, cùng tìm hiểu qua bài viết sau bạn nhé!
Ngày nay, chúng ta thường có một cuộc sống với vô vàn áp lực từ nhiều nơi như công việc, gia đình… Tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài là nguyên nhân dẫn đến mất ngủ do đó nhiều người đã tìm đến thuốc ngủ như là một “chiếc phao cứu sinh”. Song, uống thuốc ngủ quá liều do lạm dụng thuốc hoặc nghiện có thể gây nguy hiểm tính mạng. Vậy chúng ta phải sơ cứu người uống thuốc ngủ quá liều ra sao?
Có rất nhiều phương án để chữa mất ngủ kéo dài. Thay đổi để lựa chọn thói quen sinh hoạt tốt và chế độ ăn uống lành mạnh có thể khắc phục nhiều trường hợp mất ngủ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bệnh cần được điều trị bằng thuốc.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thuốc ngủ có tác dụng hiệu quả giúp:
Thuốc ngủ hiện nay có rất nhiều loại. Thông thường, sẽ chia ra làm 2 nhóm là nhóm có tác dụng kéo dài như mephobarbital và gardenal hoặc nhóm có tác dụng ngắn như amobarbital và pentobarbital.
Các bác sĩ thường không khuyến khích dùng thuốc ngủ trong hơn 2 đến 3 tuần, vì chúng có thể hình thành thói quen và dẫn tới tình trạng nghiện thuốc vô cùng nguy hiểm. Liều lượng và thời gian uống thuốc sẽ khác nhau tùy thuộc vào chẩn đoán, tiền sử bệnh và tình trạng hiện tại của bạn.
Chúng ta sử dụng thuốc ngủ mục đích dễ dàng có một giấc ngủ chất lượng sau những ngày dài căng thẳng. Chính vì cảm giác thoải mái dễ chịu này khiến người bệnh thường có xu hướng lạm dụng thuốc ngủ. Khi không kiểm soát được bản thân có thể dẫn tới tình trạng uống thuốc ngủ quá liều. Uống thuốc ngủ quá liều là tình trạng sử dụng thuốc nhiều lần, lặp đi lặp lại hoặc uống với số lượng lớn trong một thời gian ngắn. Mức độ nghiêm trọng trong trường hợp ngộ độc thuốc ngủ phụ thuộc vào thành phần, liều lượng của thuốc cũng như tình trạng thể chất và tiền sử dùng thuốc của người đó.
Người uống thuốc ngủ quá liều có những triệu chứng khác nhau phụ thuộc vào liều lượng, thành phần thuốc cũng như tình trạng thể chất của người đó.
Trong trường hợp ngộ độc thuốc ngủ nhẹ, người bệnh sẽ có những triệu chứng:
Những tình trạng này đối với người bình thường có thể sẽ không nguy hiểm, cơ thể sẽ cân bằng lại sau một khoảng thời gian.
Trong trường hợp ngộ độc thuốc ngủ nặng nhưng còn ý thức, người bệnh sẽ có những triệu chứng như mắt mờ, ù tai, khó thở, đau bụng, nôn mửa… Còn đối với người đã rơi vào trạng thái hôn mê sâu, họ sẽ có những triệu chứng phổ biến sau:
Dù là trường hợp ngộ độc thuốc ngủ nặng hay nhẹ, cần lập tức có những hành động sơ cứu kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm sau này.
Khi thấy người có những dấu hiệu và triệu chứng trên kèm theo tình trạng sử dụng thuốc ngủ, chúng ta có thể nghĩ tới trường hợp ngộ độc thuốc ngủ. Khi đó, chúng ta cần thực hiện những điều sau:
Việc lạm dụng thuốc ngủ là vô cùng nguy hiểm do đó chúng ta cần biết các cách để phòng ngừa tình trạng uống quá liều thuốc:
Nói chung, điều quan trọng để cải thiện tình trạng mất ngủ đó là thay đổi thói quen sinh hoạt, bạn cần biết cách giảm tải áp lực tâm lý cho bản thân và thuốc hoàn toàn không phải là lựa chọn được ưu tiên. Nhà Thuốc Long Châu hi vọng bài viết trên đây đã mang lại thông tin hữu ích cho quý độc giả về cách sơ cứu người uống thuốc ngủ!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.