Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Huyết áp được đánh giá là một chỉ số quan trọng khi theo dõi sức khỏe của mỗi người. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách đọc kết quả hiển thị trên máy đo huyết áp. Trong đó, có rất nhiều người quan tâm thắc mắc huyết áp 160/90 có cao không? Chỉ số này nói lên điều gì về sức khỏe của bệnh nhân, có cần thăm khám hoặc can thiệp điều trị không?
Huyết áp là áp lực của dòng máu tạo ra dòng tuần hoàn mang oxy cùng chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Cách duy nhất để kiểm tra bạn có bị cao huyết áp hay không là đo huyết áp thường xuyên. Bạn có thể mua máy đo huyết áp để tự kiểm tra huyết áp mỗi ngày tại nhà.
Để biết huyết áp 160/90 có cao không, trước hết cần tìm hiểu phân độ chỉ số huyết áp để biết huyết áp bình thường là bao nhiêu cũng như chỉ số huyết áp cao là bao nhiêu?
Huyết áp được biểu hiện bằng 2 chỉ số gồm:
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế Việt Nam, chỉ số huyết áp do cán bộ y tế đo được phân độ theo các mức sau:
Theo cách phân độ chỉ số huyết áp nói trên, với thắc mắc “Huyết áp 160/90 có cao không?” thì câu trả lời là "Có". Theo nguyên tắc: Nếu huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương không cùng mức phân độ, người ta sẽ chọn giá trị nào ở mức cao hơn để xếp loại. Vì vậy, chỉ số huyết áp 160/90 mmHg nằm trong mức tăng huyết áp độ 2.
Huyết áp trong ngày có thể thay đổi tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Tình trạng sức khỏe tổng thể, tuổi tác, căng thẳng thần kinh, uống rượu bia, hút thuốc, chế độ ăn nhiều muối, tập luyện… Vì vậy, nếu tự đo tại nhà bạn nên theo dõi huyết áp liên tục nhiều lần trong ngày (mỗi lần cách nhau 5 phút) và trong nhiều ngày để biết chính xác chỉ số huyết áp 160/90 có cao không.
Sau khi biết chỉ số huyết áp 160/90 có cao không, bạn sẽ nhận thấy đây là tình trạng cao huyết áp mức độ 2, khá nguy hiểm. Lúc này, áp lực tác động lên thành động mạch càng cao thì nguy cơ gây tổn thương cho mạch máu, tim và các cơ quan khác càng lớn. Nếu không được kiểm soát và điều trị tốt, bệnh cao huyết áp có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng như:
Sau khi làm rõ huyết áp 160/90 có cao không, người bệnh cần sớm áp dụng các biện pháp điều chỉnh để tránh những biến chứng nguy hiểm trong tương lai. Nếu chưa từng được chẩn đoán mắc cao huyết áp, bạn nên đến gặp bác sĩ để lập kế hoạch điều trị bệnh lâu dài. Nếu đang điều trị thì chỉ số huyết áp 160/90 mmHg được xem là chưa đạt mục tiêu, bạn cần tái khám sớm để bác sĩ điều chỉnh thuốc.
Để điều trị huyết áp cao việc tiên quyết cần làm là uống thuốc. Một số loại thuốc điều trị tăng huyết áp thường được chỉ định gồm: Thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta, thuốc giãn mạch, thuốc ức chế hấp thu canxi, chất ức chế men chuyển ACE... Có nhiều loại thuốc hiệu quả kéo dài cả ngày nên chỉ cần uống mỗi ngày 1 lần và các thuốc cần tới 6 tuần để phát huy đầy đủ tác dụng. Ngoài ra, người bệnh tăng huyết áp và có mức huyết áp 160/90 cũng cần lưu ý:
Bài viết trên đây chắc hẳn đã giúp bạn trả lời câu hỏi "huyết áp 160/90 có cao không?" rồi. Bạn nên đi khám bác sĩ ngay nếu đo được huyết áp ở chỉ số này. Khi được xác định bị cao huyết áp, bệnh nhân nên kết hợp uống thuốc đều đặn và duy trì thói quen ăn uống, sinh hoạt điều độ, lành mạnh để nhanh chóng ổn định huyết áp. Đừng bao giờ chủ quan khi thấy chỉ số huyết áp cao bất thường bởi nó luôn ẩn chứa nhiều mối nguy cơ và biến chứng liên quan nếu không kiểm soát được bệnh.
Bạn có biết: Huyết áp 160/100 có cao không? Cách cải thiện nhanh chỉ số này tại nhà
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.