Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Huyết áp 160/100 có cao không? Cách cải thiện nhanh chỉ số này tại nhà

Ngày 28/08/2023
Kích thước chữ

Hiện nay, không chỉ người cao tuổi, có bệnh nền mới dễ bị cao huyết áp mà thậm chí người trẻ cũng có nguy cơ mắc phải tình trạng này. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị, người bệnh dễ gặp nhiều hệ lụy khủng khiếp cho sức khỏe. Do đó, rất nhiều người quan tâm đến chỉ số huyết áp. Đặc biệt là thắc mắc "huyết áp 160/100 có cao không?" cũng như cách cải thiện chỉ số này tại nhà.

Hiểu và nắm vững các thông tin về bệnh cao huyết áp không chỉ giúp bạn kiểm soát, ổn định đường huyết mà còn phòng tránh được nhiều căn bệnh nguy hiểm như: Tổn thương não, đột quỵ, bệnh tim mạch…

Huyết áp 160/100 có cao không?

Trước khi đi giải đáp cho thắc mắc huyết áp 160/100 có cao không, hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu một số thông tin về huyết áp. Là chỉ số phản ánh áp suất của mạch máu, huyết áp được biểu hiện bằng 2 thông số chính là: Huyết áp tối đa (tâm thu) và huyết áp tối thiểu (tâm trương). Trong đó, huyết áp tối đa sẽ thể hiện sức co bóp của tim trong khi huyết áp tối thiểu biểu hiện sức cản của thành động mạch.

Huyết áp 160/100 có cao không? Cách cải thiện nhanh chỉ số này tại nhà
Huyết áp 160/100 mmHg là mức huyết áp nguy hiểm

Theo các chuyên gia:

  • Chỉ số huyết áp bình thường là khi huyết áp tâm thu ≤ 120mmHg và huyết áp tâm trương ≤ 80mmHg.
  • Tăng huyết áp là tình trạng xảy ra khi huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg.
  • Mức huyết áp nguy hiểm là khi huyết áp tâm thu ≥ 160mmHg trở lên và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 100mmHg trở lên.

Vậy huyết áp 160/100 có cao không? Theo định nghĩa nói trên, huyết áp 160/100mmHg là mức huyết áp nguy hiểm. Người bị tăng huyết áp từ mức này trở lên gọi là tăng huyết áp độ 2.

Cao huyết áp thường diễn biến âm thầm và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Nếu huyết áp ở mức 160/100, sức khỏe người bệnh có thể gặp đã bị ảnh hưởng xấu, các mạch máu và một số cơ quan nội tạng đã bị tổn thương gây ra các biến chứng cụ thể như:

  • Mạch máu: Hiện tượng bóc tách mạch, phình động mạch, tắc động mạch...
  • Tim: Xuất hiện cơn đau thắt ngực, suy tim, nhồi máu cơ tim
  • Não: Xuất hiện tình trạng thiếu máu não cục bộ, các cơn đột quỵ thoáng qua, tai biến mạch máu não…
  • Thận: Phình động mạch thận, suy thận…
  • Mắt: Phù gai mắt, xuất huyết võng mạc…
Huyết áp 160/100 có cao không? Cách cải thiện nhanh chỉ số này tại nhà 1
Nếu huyết áp ở mức 160/100, sức khỏe người bệnh có thể đã bị ảnh hưởng xấu

Cách cải thiện nhanh chỉ số huyết áp 160/100 tại nhà

Sau khi biết huyết áp 160/100 có cao không, bạn có thể tham khảo các biện pháp sau để cải thiện chỉ số huyết áp cao này ngay tại nhà. Cụ thể khi cơ thể bắt đầu mệt mỏi bạn nên:

  • Uống nước: Uống một lượng nước đủ có thể giúp giảm áp lực trong động mạch. Việc làm này còn giúp khôi phục lượng máu trong cơ thể và hạ huyết áp nhanh hơn.
  • Thay đổi tư thế: Đứng hoặc ngồi một tư thế thẳng, chân tay thả xuống, không gập chân. Nếu đang nằm, để giảm áp lực trong động mạch bạn nên nâng đầu và chân lên.
  • Massage: Để giảm huyết áp bạn nên massage các vị trí như: Vùng cổ, vai, cổ tay, cổ chân và đầu gối. Bạn cũng có thể sử dụng ghế massage toàn thân để đưa cơ thể nhanh chóng về lại trạng thái thư giãn, từ đó hạ huyết áp.
  • Hít thở sâu: Hít thở sâu và chậm cũng có thể giúp huyết áp dần ổn định, hãy giữ hơi trong khoảng 5 giây rồi thở ra chậm dần đều.
  • Ngâm chân trong nước nóng: Cách làm này có thể giữ cho đầu và cổ mát mẻ, ngăn máu chảy lên não và giúp huyết áp cũng dần trở lại bình thường. Bạn chỉ cần chuẩn bị một cái chậu hoặc xô đổ đầy nước có độ nóng vừa đủ, sau đó ngồi và ngâm chân trong vòng 10 - 15 phút.
Huyết áp 160/100 có cao không? Cách cải thiện nhanh chỉ số này tại nhà 2
Massage vùng cổ có thể cải thiện tình trạng huyết áp đang ở mức 160/100mmHg

Nếu sau khi nghỉ ngơi 30 - 60 phút mà huyết áp vẫn cao, bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, xử trí kịp thời. Trong trường hợp người bệnh bất tỉnh, người nhà nên đặt bệnh nhân nằm nghiêng, kê cao đầu để tránh hít phải chất nôn. Sau đó đưa đi cấp cứu càng sớm càng tốt.

Điều trị cho người bệnh có huyết áp ở mức 160/100mmHg

Khi huyết áp ở mức 160/100mmHg và được xác định bị cao huyết áp, để tránh những hậu quả đáng tiếc người bệnh gần như bắt buộc phải dùng thuốc điều trị huyết áp cao được bác sĩ kê toa. Bạn cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định điều trị, không tự ý ngừng dùng thuốc khi chưa được bác sĩ cho phép ngay cả khi chỉ số huyết áp đã được duy trì ổn định qua thời gian dài và không xuất hiện triệu chứng bất thường nào.

Trong một số trường hợp, huyết áp ở mức 160/90 mmHg kéo dài có thể đe dọa tính mạng. Lúc này người bệnh cần dùng thuốc hạ huyết áp nhanh, cũng như cấp cứu ngay lập tức. Trong quá trình điều trị, vì có những loại thuốc trị huyết áp cao phải cần đến sáu tuần mới phát huy tác dụng đầy đủ nên bạn phải thật kiên trì. Đồng thời, chú ý uống thuốc theo toa thường xuyên, đúng hướng dẫn và đúng thời điểm bác sĩ tư vấn.

Huyết áp 160/100 có cao không? Cách cải thiện nhanh chỉ số này tại nhà 3
Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ trong điều trị cao huyết áp

Bên cạnh đó, nên tự đo huyết áp tại nhà hằng ngày để theo dõi hiệu quả điều trị. Đừng quên tái khám đúng hẹn, khi hết thuốc hoặc thấy chỉ số huyết áp có điều bất thường. Đồng thời thay đổi lối sống, có chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập điều độ lành mạnh để ổn định huyết áp và cải thiện sức khỏe.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ "huyết áp 160/100 có cao không?" cũng như cách xử lý phù hợp khi gặp phải tình trạng này. Không phải ngẫu nhiên mà huyết áp cao được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng. Để chắc chắn bản thân có bị cao huyết áp không bạn nên đi khám và điều trị sớm. Điều này không chỉ giúp bạn nhanh chóng ổn định huyết áp mà còn hạn chế những biến chứng có thể xảy ra.

Xem thêm: Huyết áp 130/80 có cao không?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin