Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Huyết áp tâm trương thấp và những điều cần lưu ý

Ngày 23/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Huyết áp là một trong những chỉ số sinh tồn quan trọng của con người, được đo bằng hai giá trị huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Bất kỳ sự thay đổi nào liên quan đến huyết áp như tăng hoặc giảm đều có thể là dấu hiệu của những vấn đề trong cơ thể. Bạn đã từng nghe về “Huyết áp tâm trương thấp” chưa và làm sao để nhận biết tình trạng này?

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về huyết áp tâm trương thấp cũng như những dấu hiệu và nguyên nhân để bạn nhận biết và điều trị khi cần thiết.

Huyết áp tâm trương thấp gây ảnh hưởng gì?

Huyết áp tâm trương và tâm thu là hai chỉ số quan trọng trong việc đánh giá sức khỏe của con người. Chúng cho biết áp lực của máu lên thành động mạch trong hai trạng thái là khi tim nghỉ và hoạt động. Để duy trì sức khỏe tốt, chỉ số huyết áp tâm trương phải được giữ ở mức bình thường, và thường được định nghĩa là không dưới 80mmHg.

Ngoài việc huyết áp cao có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe tim mạch và đột quỵ, huyết áp thấp cũng là một vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Theo Healthline, cơ quan và mô của cơ thể chỉ nhận máu khi tim co bóp và bơm máu đi, nhưng cơ tim chỉ nhận máu khi tim thư giãn. Khi tim nghỉ ngơi giữa các nhịp đập, các động mạch vành sẽ nhận và cung cấp máu giàu oxy cho tim. 

Nếu chỉ số huyết áp tâm trương quá thấp, cơ tim sẽ không nhận đủ máu và oxy cần thiết. Điều này có thể làm cho tim suy yếu dần theo thời gian và dẫn đến tình trạng suy tim tâm trương.

Vì vậy, cần chú ý đến chỉ số huyết áp tâm trương và không bỏ qua nó khi theo dõi sức khỏe của bản thân. Nếu có bất kỳ biểu hiện gì liên quan đến huyết áp, cần đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời, giúp duy trì sức khỏe tốt và tránh các vấn đề tim mạch nghiêm trọng.

Huyết áp tâm trương thấp và những điều cần lưu ý 1
Huyết áp tâm trương thấp có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe

Triệu chứng biểu hiện huyết áp tâm trương thấp 

Bệnh nhân mắc phải huyết áp tâm trương thấp thường sẽ cảm thấy chóng mặt và mệt mỏi, dễ gây nguy hiểm té ngã, đặc biệt là ở người cao tuổi. Tình trạng huyết áp thấp thường không gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, tuy nhiên một số trường hợp bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng như:

  • Bệnh nhân cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, choáng váng, thậm chí có thể ngất xỉu.
  • Cảm giác buồn nôn, nôn mửa, khát nước liên tục.
  • Mệt mỏi, nhức đầu, lơ đãng và có thể giảm thị lực, nhìn mờ.
  • Da xanh xao, có thể bị lạnh, thân nhiệt thấp.
  • Thở nhanh, thở hổn hển, tim đập nhanh hơn và đau ngực.

Những triệu chứng này thường có thể giảm khi nghỉ ngơi hoặc ngồi xuống. Tuy nhiên, nếu huyết áp giảm quá mức, các cơ thể sẽ không được cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng để hoạt động hiệu quả, dẫn đến tình trạng suy kiệt, sốc, cần sự can thiệp y tế.

Để xác định tình trạng hạ huyết áp tâm trương, người bệnh có thể sử dụng máy đo huyết áp tại nhà hoặc kiểm tra tại các quầy thuốc hoặc cơ sở khám bệnh. Chỉ số huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg là quá thấp. Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm và phương pháp chẩn đoán khác để xác định nguyên nhân của tình trạng này.

Huyết áp tâm trương thấp và những điều cần lưu ý 2
Mệt mỏi, nhức đầu có thể do huyết áp tâm trương thấp

Nguyên nhân huyết áp tâm trương thấp

Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng huyết áp tâm trương thấp:

Vấn đề về tim mạch

Nghiên cứu cho thấy rằng, huyết áp thấp có thể do bệnh nhân có vấn đề về tim mạch khi chức năng co bóp của tim bị giảm xuống. Huyết áp tâm trương thấp làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh về tim mạch như hở van tim, suy tim

Rối loạn nội tiết

Rối loạn nội tiết cũng có thể dẫn đến huyết áp tâm trương giảm, bao gồm tuyến giáp hoạt động dưới mức bình thường hoặc quá mạnh, cũng như các bệnh lý khác như suy thượng thận, bệnh Addison, hạ đường huyết, bệnh tiểu đường

Sử dụng một số loại thuốc

Bao gồm thuốc giảm căng thẳng, thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau và thuốc chống trầm cảm, cũng có thể làm giảm huyết áp tâm trương. Tuy nhiên, bệnh nhân đang bị huyết áp thấp cần tránh sử dụng thuốc ức chế alpha hay beta. 

Một số loại thuốc khác, như Sildenafil hay Viagra kết hợp với Nitroglycerin điều trị tim mạch hoặc thuốc điều trị bệnh Parkinson, cũng có thể làm giảm chỉ số huyết áp tâm trương. 

Phản ứng cơ thể với dị nguyên

Các phản ứng này gây ra sốc phản vệ hoặc nhiễm trùng. Điều này có thể dẫn đến những vấn đề về hô hấp, ngứa, sưng rát cổ họng, tiêu hóa và hạ huyết áp.

Các nguyên nhân khác 

Bao gồm mất nước, sử dụng rượu bia, thuốc lá hoặc tiêu thụ thức ăn có lượng muối cao, và thiếu chất dinh dưỡng như Vitamin B12 hoặc Folate. 

Phụ nữ mang thai cũng có thể bị giảm huyết áp tâm trương trong thai kỳ, tuy nhiên, đây có thể là phản ứng bình thường và chỉ số huyết áp thường trở lại sau khi sinh.

Một số biện pháp phòng ngừa huyết áp tâm trương thấp

Để kiểm soát huyết áp ổn định, đặc biệt là không làm hạ huyết áp tâm trương xuống thấp gây ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn cần thay đổi một số thói quen sống sau:

Chế độ ăn uống

Nên thực hiện chế độ ăn ít chất béo bão hòa, nhiều chất xơ từ trái cây, rau và hạt ngũ cốc. Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất, đặc biệt nên uống đủ lượng nước cho cơ thể trong một ngày.

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục và duy trì cân nặng ở mức hợp lý cũng là một cách hiệu quả để phòng ngừa huyết áp tâm thu thấp. Vận động và tập thể dục thường xuyên giúp duy trì trạng thái khỏe mạnh cho tim và mạch máu, đồng thời giúp giảm cân.

Chuyên gia phân tích người trưởng thành nên dành ít nhất 150 phút mỗi tuần để hoạt động thể chất với cường độ trung bình, hạn chế như đạp xe hoặc đi bộ nhanh.

Hạn chế uống bia rượu, sử dụng thuốc lá hoặc các chất kích thích

Việc thường xuyên uống rượu bia có thể góp phần làm rối loạn huyết áp và gây thừa cân do lượng calo có trong đồ uống này khá cao. Trong khi đó, hút thuốc lá tăng nguy cơ bị đau tim và đột quỵ do làm cho các động mạch bị thu hẹp. 

Huyết áp tâm trương thấp và những điều cần lưu ý 3
Nâng cao sức khỏe giúp ổn định chỉ số huyết áp

Hiểu rõ về huyết áp tâm trương thấp gây nguy hiểm như thế nào sẽ giúp bạn nhận ra tình trạng của mình và chủ động thực hiện các biện pháp để kiểm soát huyết áp và nâng cao sức khỏe.

Xem thêm: Huyết áp tâm trương: Tầm quan trọng và những điều bạn cần biết

Ngọc Trang

Nguồn tham khảo: vinmec.com, vmcvietnam.org, medlatec.vn

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm