Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Huyết áp thấp bao nhiêu là nguy hiểm?

Ngày 26/08/2023
Kích thước chữ

Huyết áp là áp lực của dòng máu đối với thành mạch, là một yếu tố quan trọng trong sự duy trì sức khỏe của chúng ta. Huyết áp không ổn định có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác nhau, cụ thể như huyết áp thấp. Tuy huyết áp thấp thường ít được nhắc đến so với huyết áp cao, nhưng nó cũng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Vậy, huyết áp thấp bao nhiêu là nguy hiểm? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề này trong bài viết bên dưới.

Nguyên nhân gây huyết áp thấp, huyết áp thấp bao nhiêu là nguy hiểm và những vấn đề về sức khỏe khi bị huyết áp thấp là nội dung của bài viết này. Hãy cùng tìm hiểu vấn đề trên cùng Nhà thuốc Long Châu bạn nhé.

Huyết áp thấp là gì?

Huyết áp thấp là một bệnh lý liên quan đến tim mạch. Huyết áp thấp thường được xác định bởi các chỉ số huyết áp, bao gồm huyết áp tâm thu (systolic) và huyết áp tâm trương (diastolic). Ở người khỏe mạnh bình thường, huyết áp tâm thu thường dao động từ 90 đến 120 mmHg và huyết áp tâm trương dao động từ 60 đến 80 mmHg. Chú ý rằng chỉ số huyết áp có thể biến đổi tại các thời điểm khác nhau trong ngày.

Huyết áp thấp được xác định khi các chỉ số huyết áp nhỏ hơn ngưỡng này, tức là tâm thu dưới 90 mmHg hoặc tâm trương dưới 60 mmHg. Tuy nhiên, tuy vào cơ địa mỗi người trong một số trường hợp chỉ số huyết áp này có thể là bình thường và không gây ra vấn đề sức khỏe.

Nguyên nhân gây huyết áp thấp

Huyết áp thấp có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

  • Bệnh lý về tim mạch: Rối loạn nhịp tim, hở van tim, suy tim và các bệnh lý tim mạch khác có thể dẫn đến huyết áp thấp. Khi tim không còn đủ sức để đẩy máu đi nuôi các bộ phận khác trong cơ thể, huyết áp sẽ giảm.
  • Tác dụng phụ của thuốc tây: Một số loại thuốc có tác dụng phụ làm giảm huyết áp, bao gồm thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị bệnh Parkinson hoặc thuốc chống trầm cảm. Đặc biệt, sau phẫu thuật, thuốc gây tê cũng có thể gây tụt huyết áp.
  • Rối loạn nội tiết: Các rối loạn tuyến giáp và tuyến thượng thận có thể làm thay đổi các hệ thống kiểm soát huyết áp và nhịp tim. Sự cố về tuyến giáp có thể gây tăng hoặc giảm huyết áp.
  • Chế độ ăn uống không cân đối: Chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng hoặc tình trạng chán ăn có thể gây ra nguy cơ huyết áp thấp. Tiêu chảy nặng, buồn nôn, và nôn mất nhiều nước cũng gây mất cân bằng chất điện giải, dẫn đến huyết áp giảm.
  • Các nguyên nhân khác: Huyết áp thấp có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm phụ nữ mang thai, bệnh đái tháo đường, tiêu thụ quá nhiều bia hoặc rượu, nhiễm khuẩn nặng, thay đổi tư thế đột ngột và nhiều yếu tố khác.

Việc xác định nguyên nhân cụ thể của huyết áp thấp rất quan trọng để áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp và ngăn ngừa tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

Hỏi đáp: Huyết áp thấp bao nhiêu là nguy hiểm? 1
Các bệnh lý về tim mạch cũng là nguyên nhân gây huyết áp thấp

Những biến chứng nguy hiểm của huyết áp thấp

Huyết áp thấp, nếu không được điều trị có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như sau:

  • Té ngã bất ngờ: Huyết áp thấp có thể gây choáng váng, ngất xỉu, và khi người bệnh mất ý thức đột ngột có thể té ngã, dẫn đến chấn thương đầu hoặc gãy xương.
  • Sốc: Đây là tình trạng nguy hiểm khi huyết áp giảm mạnh và không thể tự điều chỉnh trở lại mức bình thường. Sốc dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng trong cung cấp máu và oxy đến các cơ quan quan trọng trong cơ thể. Nếu không điều trị kịp thời, sốc có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Suy giảm trí nhớ: Huyết áp thấp có thể làm giảm lưu lượng máu và oxy lên não, dẫn đến suy giảm chức năng của các tế bào thần kinh. Kết quả là, người bị huyết áp thấp kéo dài có nguy cơ cao bị suy giảm trí nhớ, với tỷ lệ gấp đôi so với người bình thường sau hai năm mắc bệnh.
  • Đột quỵ và nhồi máu cơ tim: Huyết áp thấp khiến cho việc cung cấp dinh dưỡng đến tim và não giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành máu đông trong mạch máu. Thông tin thống kê gần đây cho thấy khoảng 10 - 15% bệnh nhân bị đột quỵ và 25% bị nhồi máu cơ tim có liên quan đến huyết áp thấp. Điều này có thể đe dọa tính mạng của người bệnh bất cứ lúc nào.

Để tránh các biến chứng này, quan trọng nhất là phải theo dõi và kiểm soát huyết áp một cách đều đặn và thực hiện các biện pháp điều trị và thay đổi lối sống khi cần thiết dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Hỏi đáp: Huyết áp thấp bao nhiêu là nguy hiểm? 2
Người bị huyết áp thấp kéo dài có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ

Huyết áp thấp bao nhiêu là nguy hiểm?

Huyết áp là áp lực của dòng máu tác dụng lên thành mạch và được đo bằng đơn vị mmHg. Huyết áp thường được biểu hiện qua hai chỉ số quan trọng là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.

  • Huyết áp tâm thu: Đây là áp lực của máu trong động mạch ở giai đoạn tâm thu của chu kỳ tim. Trạng thái bình thường của chỉ số này nằm trong khoảng từ 90 - 139 mmHg.
  • Huyết áp tâm trương: Đây là áp lực của máu trong động mạch ở giai đoạn tâm trương của chu kỳ tim. Chỉ số này thường dao động trong khoảng từ 60 - 89 mmHg.

Đối với người bình thường, huyết áp tâm thu thường dao động khoảng 120 mmHg và huyết áp tâm trương dao động trong khoảng 80 mmHg. Khi huyết áp tâm thu giảm xuống dưới 90 mmHg và huyết áp tâm trương giảm xuống dưới 60 mmHg, do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm các tình trạng bệnh lý và sinh lý. Huyết áp thấp do bệnh lý có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Nếu huyết áp thấp thấp hơn mức này, đây có thể là tình trạng nguy hiểm và cần được kiểm tra và điều trị ngay lập tức để đảm bảo sức khỏe.

Hỏi đáp: Huyết áp thấp bao nhiêu là nguy hiểm? 3
Huyết áp thấp sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe

Qua bài viết về "huyết áp thấp bao nhiêu là nguy hiểm?", hy vọng bạn đọc không được chủ quan coi thường tình trạng huyết áp thấp. Nó có thể là một triệu chứng của nhiều vấn đề khác nhau, từ tình trạng sức khỏe không ổn định đến tác dụng phụ của các loại thuốc. Việc theo dõi và kiểm soát huyết áp đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và tránh những biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng hoặc lo ngại nào về huyết áp của mình, hãy thảo luận với bác sĩ để nhận được sự tư vấn và điều trị phù hợp.

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin