Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Huyết áp là một vấn đề sức khỏe được rất nhiều người quan tâm đặc biệt ở người cao tuổi. Huyết áp thấp có nguy hiểm không? Ngoài bệnh lý phổ biến thường gặp phải hiện nay là tăng huyết áp, tình trạng huyết áp thấp mặc dù ít được đề cập đến hơn nhưng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Vậy liệu tình trạng huyết áp thấp có nguy hiểm không? Bài viết sau đây sẽ đem đến cho bạn đọc một số thông tin về huyết áp thấp và những lưu ý cần thiết khi gặp phải tình trạng này.
Huyết áp là một chỉ số đo lường với đơn vị mm thủy ngân (viết tắt: MmHg), thể hiện lực của dòng máu tác động lên thành động mạch khi chảy qua. Kết quả huyết áp sau khi đo sẽ hiển thị lên chỉ số gồm hai con số, được gọi hoặc là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Chỉ số huyết áp bình thường sẽ là bằng hoặc dao động dưới mức 120/80 mmHg.
Huyết áp thấp đôi khi có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc chóng mặt, tuy nhiên tình trạng hạ huyết áp cũng có thể là dấu hiệu của một bất thường hoặc bệnh lý tiềm ẩn nào đó cần được điều trị. Huyết áp thấp ở người lớn được định nghĩa là chỉ số huyết áp giảm đột ngột khoảng 90/60 mmHg hoặc có thể hạ xuống thấp hơn nữa, cụ thể:
Hạ huyết áp không phải lúc nào cũng gây ra các triệu chứng, nhưng đôi khi huyết áp thấp đồng nghĩa với việc các cơ quan quan trọng của bạn có thể sẽ không nhận được lượng máu nuôi dưỡng cần thiết. Vì thế, bạn sẽ có thể gặp phải một trong những triệu chứng của tình trạng hạ huyết áp sau đây:
Thông thường chỉ số huyết áp mỗi người sẽ thấp nhất vào ban đêm và tăng mạnh khi thức dậy. Một số tình trạng sức khỏe và việc sử dụng thuốc có thể gây ra hạ huyết áp quá mức. Cụ thể, huyết áp giảm đột ngột có thể xảy ra sau một số lý do sau đây:
Một số trường hợp có thể gây hạ huyết áp trong thời gian dài và có thể trở nên nguy hiểm nếu không được điều trị:
Hạ huyết áp không phải lúc nào cũng là vấn đề nghiêm trọng của sức khỏe và có thể điều trị dễ dàng. Nhưng đối với một số người, huyết áp thấp cần phải điều trị để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Một số biến chứng của hạ huyết áp là:
Huyết áp giảm đột ngột có thể khiến bạn cảm thấy chóng mặt, choáng váng hoặc thậm chí bất tỉnh (ngất xỉu). Những triệu chứng này có thể xuất hiện nhanh chóng, gây té ngã hoặc các chấn thương khác như gãy xương hông, gãy xương sống, làm ảnh hưởng đến khả năng vận động, di chuyển hoặc thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Té ngã là nguyên nhân phổ biến khiến người lớn tuổi phải nhập viện vì người lớn tuổi có nhiều khả năng bị hạ huyết áp sau khi đứng lên hoặc sau khi ăn. Vì vậy, điều trị và thay đổi lối sống có thể giúp bạn kiểm soát các triệu chứng hạ huyết áp.
Nếu huyết áp của bạn giảm xuống thấp ở mức nghiêm trọng, khiến cho áp lực trong các mạch máu không đủ mạnh để có thể đưa lượng máu giàu oxy đến khắp nơi trong cơ thể, đặc biệt là các cơ quan quan trọng như não hay tim. Điều này có thể dẫn đến tổn thương tim, não và những cơ quan khác. Các triệu chứng sốc bao gồm:
Hạ huyết áp quá mức là căn nguyên dẫn đến tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, đây là hai tình trạng cần được cấp cứu kịp thời vì nếu chậm trễ sẽ có thể đe dọa tính mạng.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người bị bệnh mạch vành kèm theo tình trạng huyết áp giảm ở mức rất thấp sẽ tăng nguy cơ xảy ra các biến cố tim mạch, ngoài ra huyết áp thấp cũng có thể liên quan đến khả năng xảy ra các cơn đau thắt ngực ở những người bị bệnh động mạch vành mạn tính.
Hạ huyết áp có thể ảnh hưởng dẫn đến rối loạn chức năng nội tiết và rối loạn chức năng tình dục ở phụ nữ, gây ra giảm ham muốn, khô teo âm đạo và tiền mãn kinh sớm.
Não bộ là cơ quan hết sức quan trọng trong cơ thể, khi bị hạ huyết áp thường xuyên khiến cho lượng máu nuôi dưỡng cơ quan này kém đi, các nơ-ron thần kinh sẽ nhanh bị thoái hóa hoặc tổn thương một cách không hồi phục. Điều này khiến bạn gặp phải những biểu hiện trằn trọc, khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc và suy giảm trí nhớ, tình trạng này kéo dài cũng có thể làm gia tăng nguy cơ nhồi máu não.
Những thông tin cụ thể trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc "huyết áp thấp có nguy hiểm không?". Với những biến chứng mà bệnh gây ra, người bệnh không nên chủ quan mà cần được theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên, sinh hoạt lành mạnh để duy trì sức khỏe tốt.
Xem thêm: Triệu chứng huyết áp thấp là gì? Cần làm gì để phòng tránh?
Diễm Quỳnh
Nguồn tham khảo: healthline.com, mayoclinic.org
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.