Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Indicator band (ind) là gì và được sử dụng như thế nào?

Ngày 04/05/2024
Kích thước chữ

Để chẩn đoán được các chất gây nên phản ứng dị ứng, người ta thường thực hiện các xét nghiệm có chứa indicator band. Vậy indicator band (ind) là gì và được sử dụng thế nào?

Dị ứng là bệnh gặp ở nhiều đối tượng và do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Hiện nay, người ta thực hiện một số xét nghiệm phản ứng dị ứng có xuất hiện indicator band. Vậy hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu indicator band (ind) là gì và được sử dụng như thế nào trong xét nghiệm dị ứng.

Bệnh dị ứng là gì?

Dị ứng là một trạng thái bệnh lý phản ứng miễn dịch với dị nguyên, dẫn đến tổn thương cấu trúc và sự rối loạn chức năng của một số cơ quan trong cơ thể.

Dị nguyên, hay allergen là các chất có thể gây ra phản ứng dị ứng. Ở một số người, allergen có thể được coi là một vật lạ hoặc một chất nguy hiểm, nhưng không gây ra phản ứng nào đối với người khác. Điều này chỉ ra rằng phản ứng dị ứng phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Khi tiếp xúc với allergen, cơ thể sẽ có các phản ứng nhằm bảo vệ. Tuy nhiên, nếu phản ứng này diễn ra quá mức, gây ra sự không bình thường cho cơ thể, được gọi là phản ứng dị ứng. Nếu phản ứng trở nên nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử vong, điều này được gọi là sốc phản vệ.

Indicator band (ind) là gì và được sử dụng như thế nào 1
Dị ứng là một trạng thái bệnh lý phản ứng miễn dịch với dị nguyên

Các nguyên nhân phổ biến gây ra dị ứng

Hiểu được nguyên nhân gây dị ứng góp phần giúp bạn hiểu các xét nghiệm chẩn đoán có indicator band (ind) là gì. Thực tế, mọi người đều có khả năng mắc phải các bệnh dị ứng và tỷ lệ này thay đổi tùy theo nhóm dân tộc. Người châu Á chiếm khoảng 13%, người da trắng chiếm khoảng 11%, người da đen chiếm khoảng 10%,...

Các nguyên nhân của dị ứng có thể kể đến như sau:

  • Dị ứng thực phẩm: Xuất hiện khi cơ thể không thể chịu đựng được thức ăn hoặc quá trình chuyển hóa thức ăn gặp vấn đề. Một số trường hợp phổ biến gồm mẫn cảm với sữa, dị ứng đậu nành, lúa mì, cá, đậu nành,...
  • Dị ứng côn trùng: Biểu hiện là da bị phát ban đỏ sau khi bị côn trùng chích. Các loại côn trùng như ong bắp cày, kiến lửa thường gây ra tình trạng này.
  • Dị ứng thuốc: Nhiều loại thuốc có thể gây ra phản ứng phụ như aspirin, penicillin,... Biểu hiện thường là nổi mề đay, mẩn ngứa khó chịu.
  • Viêm mũi dị ứng: Thường xuất hiện vào mùa giao mùa với các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi,... Mặc dù không nghiêm trọng nhưng ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
  • Viêm da dị ứng: Da bị phát ban đỏ, ngứa do tiếp xúc với môi trường, có thể lành hoặc giảm đi sau 1 - 4 tuần. Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác như dị ứng với thời tiết, yếu tố di truyền và bội nhiễm.
Indicator band (ind) là gì và được sử dụng như thế nào 2
Dị ứng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau

Cơ chế phản ứng dị ứng của cơ thể ra sao?

Các xét nghiệm chẩn đoán có indicator band (ind) là gì là vấn đề nhiều người thắc mắc. Tuy nhiên, trước hết bạn cần hiểu được cơ chế phản ứng dị ứng của cơ thể. Tình trạng nghiêm trọng nhất của dị ứng là sốc phản vệ, có thể đe dọa tính mạng của người bệnh. Sốc phản vệ khi bị dị ứng thường tiến triển qua ba giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn thứ nhất: Đây là giai đoạn mẫn cảm của vấn đề dị ứng. Dị nguyên khi tiếp xúc với cơ thể thông qua đường tiêm, truyền, tiêu hóa hoặc tiếp xúc da. Thời điểm khởi phát có thể từ 7 đến 10 ngày. Trong giai đoạn này, các kháng thể thường gặp là IgE đã được sản xuất và gắn vào bạch cầu bazơ cũng như các tế bào nang.
  • Giai đoạn thứ hai: Đây là giai đoạn hóa sinh của bệnh tình, xảy ra khi tiếp xúc với dị nguyên lần thứ hai. Lúc này, dị nguyên đã kết hợp với phân tử IgE và sự tham gia của các bạch cầu ái toan. Qua đó, nhiều chất trung gian như histamin, serotonin, Bradykinin được giải phóng.
  • Giai đoạn thứ ba: Đây được xem là giai đoạn sinh lý của bệnh tình. Các chất trung gian đã làm giãn nở các mạch máu lớn, gây giảm huyết áp, co thắt phế quản. Điều này dẫn đến khó thở do co thắt dạ dày, tá tràng. Người bệnh có thể gặp các triệu chứng như ho, đau bụng, co giật mạch não. Tình trạng này cũng có thể gây đau đầu, mất ý thức và hoa mắt.
Indicator band (ind) là gì và được sử dụng như thế nào 3
Cơ chế của phản ứng dị ứng gồm 3 giai đoạn

Xét nghiệm chẩn đoán dị ứng với indicator band

Khi đọc các bảng xét nghiệm chất gây dị ứng, nhiều người thường thắc mắc indicator band (ind) là gì và có ảnh hưởng như thế nào đến bệnh.

Các xét nghiệm mẫu từ cơ thể người đối với kháng thể IgE cụ thể dựa trên việc tinh chế các thành phần chất gây dị ứng (chẩn đoán từng phần chất gây dị ứng được xác định, gọi là DPA-Dx) cung cấp thông tin chi tiết về các phản ứng dị ứng. Điều này giúp phân biệt giữa mẫn cảm nguyên phát và các phản ứng chéo, cũng như đánh giá nguy cơ cao và thấp của phản ứng. Chẩn đoán chính xác này là quan trọng để lựa chọn liệu pháp miễn dịch đặc hiệu phù hợp nhất và đánh giá nguy cơ của các biến chứng nghiêm trọng như sốc phản vệ. Trong trường hợp của dị ứng thực phẩm, xác định chính xác tác nhân gây dị ứng có thể giúp bệnh nhân hạn chế chế độ ăn uống một cách hiệu quả.

Bài test chẩn đoán có indicator band cung cấp khả năng phát hiện đa thông số của IgE cụ thể đối với các thành phần chính từ các nguồn gây dị ứng khác nhau. Xét nghiệm chẩn đoán dị ứng kéo dài trong vòng 3 giờ, chỉ yêu cầu một lượng nhỏ huyết thanh, ví dụ như 100 µl. Mỗi que thử có indicator band (ind) để đảm bảo hiệu suất chính xác của xét nghiệm và một dải các chất xác định carbohydrate phản ứng chéo (CCD) để giúp giải thích các kết quả dương tính.

Indicator band (ind) là gì và được sử dụng như thế nào 4
Indicator band là một phần trong các kết quả kiểm tra dị ứng

Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc indicator band (ind) là gì. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về dị ứng cũng như phương pháp xét nghiệm chẩn đoán có sử dụng indicator band.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin