Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Màu sắc của đờm có thể biểu hiện cho tình trạng sức khỏe cũng như bệnh lý bạn mắc phải. Khạc đờm có máu nhưng không ho do nhiều nguyên nhân khác nhau và tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm, vì thế bạn không nên chủ quan.
Khi phát hiện tình trạng khạc đờm ra máu, bạn cần cần đến thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có cách chữa trị phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc một số thông tin về tình trạng này và những biện pháp hỗ trợ phòng ngừa.
Đờm là chất dịch được tiết ra ở đường hô hấp, đây là thành phần có tác dụng làm ẩm và bắt giữ bụi bẩn, vi khuẩn ở trong không khí khi chúng ta hít vào. Nhưng khi tăng tiết quá mức hoặc bị tấn quá mức bởi những tác nhân có hại, đờm sẽ trở nên đậm đặc tạo cảm giác vướng víu khó chịu ở cổ họng. Khi đó cơ thể sẽ có phản xạ là khạc ra đờm để tống các chất ứ đọng hoặc đờm ra ngoài.
Bình thường chất đờm có thể trong suốt hoặc hơi đục, tuy nhiên khi khạc đờm ra máu thì bạn cần lưu ý và đến cơ sở khám chữa bệnh để được điều trị hợp lý. Một số dạng khạc đờm ra máu mà chúng ta có thể như khạc đờm có lẫn máu tươi, lẫn máu đỏ tươi kèm theo bọt, đờm kèm theo cục máu đông. Bệnh cạnh đó, đi kèm với việc khạc đờm bạn sẽ có thể gặp phải biểu hiện nóng ngực hoặc khó thở.
Khi khạc đờm có lẫn máu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, những nguyên nhân thường gặp dẫn đến hiện tượng này gồm:
Khi một trong những bộ phận nằm trên đường hô hấp bị tổn thương dẫn đến tình trạng viêm nhiễm và lớp niêm mạc ở cổ họng bị sưng lên. Một lượng đờm ở cổ họng sẽ làm cho bạn ho nhiều hơn hoặc đôi khi chúng ta cố gắng ho để giảm bớt sự khó chịu trong cổ họng. Điều này vô tình tạo ra một sức ép lên vị trí sưng và đến một mức nào đó sức ép quá lớn khiến cho phần niêm mạc này bị bong tróc ra, những mạch máu li ti bị vỡ dẫn đến hiện tượng ho ra máu ở người bệnh.
Một số bệnh lý về đường hô hấp khác như viêm xoang, viêm mũi, viêm mũi xung huyết, viêm họng cũng có thể gây tổn thương niêm mạc làm cho bạn khạc đờm ra máu.
Đây là tình trạng bệnh lý với những biểu hiện thường gặp bao gồm ho, khó thở, khò khè, thường xuyên xuất hiện đau tức ngực. Tình trạng này kéo dài cũng có thể dẫn đến các dấu hiệu tổn thương nghiêm trọng gây ho ra máu. Khạc đờm ra máu có xuất hiện đối với một trong những bệnh lý sau: Viêm phế quản mạn, hang lao ở phổi, hoặc những bệnh lý nặng hơn phù phổi, lupus ban đỏ.
Hơn nữa, khạc đờm ra máu cũng có thể là dấu hiệu cho một số trường hợp bệnh lý rất nguy hiểm như ung thư vòm họng và ung thư phổi. Đặc biệt, đối với những người có tiền sử hút thuốc thường xuyên thì càng cần phải cảnh giác khi xuất hiện triệu chứng này.
Một số bệnh lý về tiêu hóa cũng có thể dẫn tới hiện tượng khạc đờm ra máu như ở người bị bệnh trào ngược. Axit ở dịch vị ở dạ dày trào ngược lên thực quản hoặc vùng họng thường xuyên sẽ gây tổn thương cho lớp niêm mạc họng, gây sung huyết những mạch máu.
Ngoài ra việc hít hay vô tình nuốt phải dị vật vào đường thở cũng có thể gây chảy máu đường hô hấp khiến cho bạn khạc ra đờm có máu, tình trạng này thường gặp ở trẻ em hơn.
Tình trạng khạc đờm ra máu có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau, đặc biệt là cảnh báo đối với những bệnh lý rất nguy hiểm như lao phổi, ung thư phổi, ung thư vòm họng, nếu không được điều trị sớm sẽ rất nghiêm trọng. Do đó, khi xuất hiện tình trạng này, bệnh nhân cần đến bệnh viện thăm khám và tìm hiểu nguyên nhân.
Đặc biệt cần thăm khám sớm nhất có thể khi tình trạng khạc đờm ra máu đi kèm với những triệu chứng sau: Ho ra nhiều máu, đau ngực, sốt, chóng mặt, choáng váng hoặc khó thở, chán ăn hoặc sụt cân không rõ nguyên nhân.
Sau khi thăm khám và xác định nguyên nhân gây khạc đờm ra máu, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn phác đồ điều trị phù hợp. Bác sĩ sẽ có thể chỉ định điều trị với thuốc kháng sinh, giảm đau, hạ sốt và có thể kết hợp với những thuốc hỗ trợ giảm những triệu chứng khó chịu trên đường hô hấp như thuốc long đờm, giảm viêm.
Ngoài việc tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, một số biện pháp sau đây cũng giúp hỗ trợ quá trình hồi phục, phòng ngừa tái phát tình trạng khạc đờm ra máu.
Trên đây là một số biện pháp mà bạn có thể áp dụng để giảm bớt triệu chứng do khạc đờm ra máu nhưng không ho gây ra đối với những bệnh lý ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe, bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị đúng cách.
Diễm Quỳnh
Nguồn tham khảo: healthline.com, medlatec.vn
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.