Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Terpinzoat có phải kháng sinh không? Cần lưu ý những gì khi sử dụng Terpinzoat?

Ngày 22/09/2023
Kích thước chữ

Thuốc Terpinzoat là một trong các loại thuốc trị ho nổi tiếng thường được sử dụng đối với chứng ho khó chuyển mùa. Vậy Terpinzoat có phải kháng sinh không? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để tìm câu trả lời nhé!

Terpinzoat là thuốc dùng để làm loãng đờm và hỗ trợ điều trị các triệu chứng ho trong các trường hợp: Viêm phế quản, khí quản cấp hay mãn tính. Vậy thành phần của thuốc Terpinzoat là gì? Công dụng của thuốc Terpinzoat là gì? Terpinzoat có phải kháng sinh không?

Thuốc Terpinzoat là thuốc Gì?

Thuốc Terpinzoat là một loại thuốc không phải kháng sinh, được sử dụng chủ yếu để giúp long đờm và giảm triệu chứng ho. Có thành phần chính là Terpin hydrat và Natri benzoat, Terpinzoat có tác dụng làm lỏng chất nhầy trong cổ họng, ngăn chặn cơn ho và có tác dụng sát khuẩn nhẹ. 

Được chỉ định trong điều trị các bệnh lý về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm khí quản, cảm lạnh và các tình trạng tương tự, Terpinzoat giúp kiểm soát các triệu chứng, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Thành phần của thuốc Terpinzoat là gì?

Trước khi trả lời cho câu hỏi Terpinzoat có phải là thuốc kháng sinh không, bạn đọc nên nắm rõ về thành phần hoá học của loại thuốc này.

Theo đó, Terpinzoat là sản phẩm thuốc phổ biến được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm TV.Pharma. Loại thuốc này có tác dụng trong điều trị triệu chứng ho có liên quan đến tình trạng viêm phế quản hoặc viêm khí quản ở cấp độ cấp tính lẫn mãn tính.

Thành phần có trong thuốc Terpinzoat bao gồm các hoạt chất thiết yếu có vai trò ngăn chặn cơn ho và hình thành đờm, cụ thể như sau:

  • Terpin hydrat: Hoạt chất này là thành phần chủ yếu giúp điều trị hàng loạt các vấn đề gây ra triệu chứng ho như cảm lạnh, viêm phế quản cấp/mãn tính, ho khan hoặc ho có đờm… Đặc biệt, Terpin hydrat cũng có tác dụng trong việc hỗ trợ giảm bớt lượng dịch nhầy chứa trong cổ họng, giúp tiêu đờm nhanh chóng và hiệu quả. Ngoài Terpinzoat, thành phần Terpin hydrat còn được tìm thấy trong nhiều loại sản phẩm thuốc trị ho hoặc thuốc điều trị các bệnh lý về đường hô hấp khác.
  • Natri benzoat: Đây là một thành phần rất cần thiết trong quá trình bảo quản thực phẩm, đóng vai trò hỗ trợ ngăn chặn sự tấn công cũng như sự sinh trưởng và phát triển của các tác nhân gây hại như nấm, vi khuẩn hoặc các loại ký sinh trùng…
  • Một số tá dược khác: Gồm có Gelatin, Avicel PH 101, Amidon, Lactose, Talc, PVP K30, PEG 6000, màu vàng, màu xanh. Các tá dược này có tác dụng làm tăng khả năng hòa tan của thuốc, ổn định hóa các thành phần có trong thuốc Terpinzoat, đồng thời giúp tăng thời hạn sử dụng của thuốc.

Hiện nay, thuốc Terpinzoat được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau như viên con nhộng, viên nang cứng... rất tiện lợi. Điều này giúp người bệnh có thể mang theo và sử dụng ở bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào.

Tuy nhiên, xét về hàm lượng, hình thức cũng cách đóng gói, trên thị trường hiện nay đang lưu hành tương đối nhiều sản phẩm thuốc Terpinzoat. Do đó, người tiêu dùng cần xem kỹ hàm lượng cũng như tác dụng cụ thể của thuốc được ghi trên bao bì của thuốc để có sự lựa chọn và sử dụng chính xác hơn.

Thuốc Terpinzoat có phải kháng sinh không?

Thuốc Terpinzoat, với thành phần chính là Terpin hydrat và Natri benzoat, không phải là kháng sinh. Terpinzoat không phải là một loại kháng sinh. Nó chủ yếu được sử dụng để làm lỏng chất nhầy, giảm ho và sát khuẩn trong điều trị các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản và cảm lạnh. 

Terpinzoat chủ yếu được sử dụng để làm lỏng chất nhầy, giảm ho và sát khuẩn trong điều trị các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản và cảm lạnh. Ngoài ra, thuốc Terpinzoat còn có một số công dụng khác được đề cập cụ thể trên bao bì hoặc sẽ được bác sĩ đề nghị, tuỳ thuộc vào các thành phần khác chứa trong thuốc.   Do vậy, người bệnh không nên tự ý mua thuốc về sử dụng, cần tham khảo ý kiến cũng như sự hướng dẫn từ bác sĩ điều trị.

Terpinzoat có phải kháng sinh không? Cần lưu ý những gì khi sử dụng Terpinzoat? 2
Thuốc Terpinzoat có phải kháng sinh không
Terpinzoat có phải kháng sinh không? Cần lưu ý những gì khi sử dụng Terpinzoat? 1
Terpinzoat là thuốc có tác dụng trị ho và tiêu đờm hiệu quả

Liều dùng và cách sử dụng của thuốc Terpinzoat như thế nào?

Thuốc Terpinzoat có thể được chỉ định sử dụng cho cả trẻ em lần người lớn, nhưng có sự khác nhau về liều lượng, cụ thể như sau:

  • Đối với người trưởng thành: Liều dùng thông thường là từ 1 - 2 viên/lần và từ 2 - 3 lần/ngày.
  • Đối với trẻ em từ 30 tháng tuổi trở lên: Chỉ nên sử dụng 1 - 2 viên/ngày.

Về cách uống thuốc, người bệnh chỉ cần dùng thuốc với một cốc nước ấm. Ngoài ra, bạn nên uống toàn bộ viên thuốc, tránh nhai thuốc hoặc nghiền thuốc, bởi điều này có thể làm giảm bớt hàm lượng các hoạt chất và làm giảm tác dụng của thuốc Terpinzoat.

Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Terpinzoat

Cũng như nhiều loại thuốc điều trị khác, việc sử dụng thuốc Terpinzoat, nhất là trong trường hợp quá liều, người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều tác dụng phụ không mong muốn, bao gồm:

Chính vì thế, Terpinzoat thường được khuyến cáo sử dụng trước khi đi ngủ vào buổi trưa hoặc tối.

Bạn đọc cần lưu ý rằng, các tác dụng không mong muốn được để cập trong bài viết chưa phải là danh sách đầy đủ. Một số bệnh nhân khi dùng thuốc có thể gặp nhiều tác dụng phụ khác, tuỳ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Do đó, nếu thấy cơ thể xuất hiện dấu hiệu bất thường trong quá trình dùng thuốc, hãy báo lại ngay cho bác sĩ điều trị để được hướng dẫn và xử trí kịp thời.

Terpinzoat có phải kháng sinh không? Cần lưu ý những gì khi sử dụng Terpinzoat? 3
Buồn nôn là một tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc Terpinzoat

Cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc Terpinzoat?

Không phải đối tượng nào cũng phù hợp với việc dùng thuốc Terpinzoat để trị ho, mặc dù đây là một loại thuốc khá lành tính. Do đó, trước khi sử dụng thuốc Terpinzoat, một số đối tượng sau cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ một cách đầy đủ về lợi ích và rủi ro của thuốc:

  • Những đối tượng bị dị ứng với bất kỳ một thành phần nào có trong thuốc Terpinzoat.
  • Đối tượng đang dùng một số thuốc kê toa, thuốc không kê toa, thảo dược, thực phẩm chức năng… Bởi thuốc Terpinzoat có khả năng xảy ra tương tác với các sản phẩm này, khiến tác dụng của thuốc bị giảm và làm gia tăng mức độ xảy ra các tác dụng phụ.
  • Người bệnh có tiền sử mắc phải một số vấn đề sức khỏe có liên quan đến hen suyễn hoặc suy hô hấp.

Đặc biệt, Terpinzoat chống chỉ định sử dụng với nhóm đối tượng là:

  • Trẻ em dưới 30 tháng tuổi;
  • Phụ nữ đang mang thai;
  • Phụ nữ đang trong thời gian cho con bú (nhất là 6 tháng đầu đời của bé).

Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc Terpinzoat cần đặc biệt chú ý hơn trong trường hợp bệnh nhân bị tăng áp lực nội sọ cũng như người bệnh đang dùng chất làm khô dịch tiết nhóm Atropine.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý đến việc bảo quản thuốc Terpinzoat để đảm bảo chất lượng của thuốc. Bạn hoàn toàn có thể đặt ở bất kỳ vị trí nào thuận tiện, miễn là đảm bảo được đó là khu vực có nhiệt độ phòng, không bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào thuốc và môi trường không quá ẩm ướt như trong phòng tắm, ngăn đá tủ lạnh hoặc cửa sổ phòng. Đặc biệt, bạn hãy để thuốc ở vị trí xa tầm tay trẻ em và thú cưng nhằm tránh những hệ quả ngoài ý muốn.

Terpinzoat có phải kháng sinh không? Cần lưu ý những gì khi sử dụng Terpinzoat? 4
Terpinzoat chống chỉ định với phụ nữ đang mang thai

Có thể nói, thuốc Terpinzoat là trong các loại thuốc trị ho nổi tiếng và hiệu quả với nhiều tác dụng đã được chứng minh từ lý thuyết đến thực tế. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết, bạn đọc đã hiểu hơn về loại thuốc trị ho này cũng như trả lời được câu hỏi Terpinzoat có phải kháng sinh không.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin