Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ambroxol là hoạt chất có tác dụng tiêu đờm và dịch nhầy trong cổ họng. Do đó, thuốc có tác dụng làm loãng đờm để người bệnh dễ dàng loại bỏ thông qua các hành động như ho, khạc. Do đó, Ambroxol Hydrochloride thường được sử dụng trong điều trị các bệnh về hô hấp. Nhiều người dùng thắc mắc liệu Ambroxol Hydrochloride có phải kháng sinh không, nếu bạn cũng có cùng câu hỏi thì đừng bỏ qua bài viết này về thuốc Ambroxol của Nhà thuốc Long Châu nhé!
Ambroxol được sử dụng trong điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp cấp và mạn tính có kèm tăng tiết dịch phế quản không bình thường, đặc biệt là trong đợt cấp của viêm phế quản mạn hay hen phế quản. Vậy thuốc Ambroxol Hydrochloride có phải kháng sinh không? Cùng tìm hiểu thông qua những nội dung có trong bài viết dưới đây nhé!
Như đã đề cập, Ambroxol là thuốc với tác dụng nổi bật là làm tiêu chất nhầy nhờ tác dụng làm loãng đờm, chất nhầy trong cổ họng, đồng thời kích thích ho để đẩy đờm ra khỏi cơ thể. Thông thường, Ambroxol được kê trong các đơn thuốc rối loạn tiết dịch nhầy phế quản, đặc biệt là trong điều trị bệnh cấp và đợt cấp của viêm phế quản mạn tính.
Vậy Ambroxol Hydrochloride có phải kháng sinh không và có những dạng nào?
Theo một số nghiên cứu gần đây, Ambroxol có tính chất kháng viêm, đồng thời có hoạt tính của chất chống oxy hóa. Bên cạnh đó, Ambroxol cũng có tác dụng gây tê tại chỗ thông qua hoạt động chẹn kênh natri ở màng tế bào. Tuy nhiên, đây là thuốc dùng để điều trị các bệnh cấp và mạn tính ở đường hô hấp có kèm tăng tiết dịch phế quản không bình thường, không phải là thuốc kháng sinh.
Thuốc Ambroxol được bào chế dưới các dạng sau:
Cùng với câu hỏi Ambroxol Hydrochloride có phải kháng sinh không, nhiều người cũng thắc mắc về liều dùng của thuốc.
Đối với người lớn:
Đối với trẻ em, nếu sử dụng đường uống:
Nếu trẻ em sử dụng đường tiêm, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch:
Nếu cho trẻ hít khí dung:
Ambroxol đường uống nên được uống sau khi ăn. Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng có trên bao bì trước khi dùng. Nếu còn băn khoăn về bất kỳ thông tin nào liên quan đến thuốc, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ.
Người bệnh cần thông báo với bác sĩ nếu tình trạng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm hay thậm chí trở nặng hơn hoặc xuất hiện một số các triệu chứng mới, đồng thời đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ điều trị kịp thời.
Đến nay, vẫn chưa có bất kỳ báo cáo nào về dấu hiệu quá liều của Ambroxol. Tuy nhiên, khi xảy ra tình trạng quá liều, bệnh nhân cần được áp dụng các biện pháp cơ bản như than hoạt tính hay rửa dạ dày để loại trừ lượng thuốc chưa được hấp thu ra khỏi cơ thể. Bệnh nhân cũng sẽ cần được điều trị các triệu chứng và điều trị hỗ trợ. Đồng thời, người bệnh cần liệt kê và mang theo những loại thuốc mình đã dùng khi sử dụng Ambroxol, bao gồm cả thuốc kê toa, thuốc không kê toa, cũng như các loại thực phẩm chức năng.
Trong trường hợp quên liều, người dùng uống bổ sung càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu thời gian gần với liều dùng kế tiếp, người bệnh có thể bỏ qua liều đã quên và uống liều sau đó đúng thời điểm như kế hoạch ban đầu. Tuyệt đối không uống gấp đôi liều thuốc quy định.
Bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ sau khi sử dụng thuốc Ambroxol: Rối loạn tiêu hóa thể nhẹ, buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, khó tiêu, ợ nóng, khô miệng hoặc khô cổ họng, tăng transaminase, vị giác bị thay đổi…
Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ ở các cơ quan khác trên cơ thể như: Nhức đầu, chóng mặt, nổi phát ban, dị ứng, bị phù mạch và ngứa, sốc phản vệ, xảy ra một số phản ứng da nghiêm trọng.
Trên đây không phải toàn bộ các phản ứng phụ mà người dùng thuốc có thể gặp. Nếu người dùng có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ của thuốc, đừng ngần ngại tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc bác sĩ điều trị.
Người dùng thuốc Ambroxol cần thông báo với bác sĩ nếu thuộc một số trường hợp sau:
Ambroxol Hydrochloride chống chỉ định trong những trường hợp sau:
Trên đây là những thông tin về thuốc Ambroxol Hydrochloride, từ thành phần hoạt chất, liều dùng, cách dùng đến các tác dụng phụ và lưu ý khi sử dụng thuốc. Nhà thuốc Long Châu hy vọng những nội dung này đã giúp quý độc giả giải đáp được câu hỏi Ambroxol Hydrochloride có phải kháng sinh không. Quý độc giả đừng bỏ qua các bài viết hữu ích trên website của Nhà thuốc Long Châu để có thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe cho bản thân và cả gia đình.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.