Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cơ thể cần được bổ sung nhiều nước khi bị sốt. Nước giúp cơ thể đào thải các độc tố nhanh hơn và hạn chế cơ thể bị kiệt sức. Vậy sốt có làm cơ thể mất nước không? Sốt và mất nước có liên quan thế nào? Mời bạn tham khảo thông tin cụ thể qua bài viết.
Khi cơ thể bị ốm, tình trạng sốt và mất nước là các triệu chứng thường đi kèm với nhau. Sốt là dấu hiệu cảnh báo hệ miễn dịch đang chống lại sự nhiễm trùng hoặc bệnh khác. Việc cơ thể mất đi lượng chất lỏng nhỏ sẽ làm tăng nhiệt độ của cơ thể. Tuy nhiên, tình trạng sốt có thể khiến cơ thể mất nước nhưng không phải là kết quả trực tiếp của quá trình mất nước.
Sốt là tình trạng nhiệt độ tăng đột ngột trong thời gian ngắn. Đây là do hệ thống miễn dịch bắt đầu quá trình tạo tế bào bạch cầu để chống lại sự nhiễm trùng. Sự gia tăng của tế bào bạch cầu làm cho não nóng lên và gây ra tình trạng sốt. Lúc này, cơ thể sẽ tự làm mát bằng việc tăng cường lưu lượng máu đến da và co cơ. Điều này khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đau cơ hoặc bị rùng mình. Sốt có thể xảy ra ở nhiều đối tượng từ trẻ em cho đến người lớn.
Mất nước là tình trạng cơ thể bị thiếu nước hoặc các chất lỏng khác để thực hiện chức năng bình thường trong cơ thể. Nguyên nhân chủ yếu là do bị sốt, tiêu chảy, nôn mửa hoặc đổ mồ hôi nhiều. Ngoài ra, khi trời nóng nực hoặc tập thể dục trong thời tiết nóng, cơ thể cũng xuất hiện tình trạng mất nước. Mất nước có thể trở xảy ra ở trẻ nhỏ, người cao niên hoặc người có bệnh mãn tính khác.
Sốt là dấu hiệu để cảnh báo cơ thể đang bị thiếu nước. Ngoài ra, còn có một số triệu chứng khác biểu hiện cho tình trạng mất nước như sau.
Nếu tình trạng mất nước trở nên nghiêm trọng, những triệu chứng cũng trở nên nặng hơn gây ảnh hưởng sức khỏe. Các dấu hiệu xuất hiện khi cơ thể mất nước nghiêm trọng bao gồm:
Thông thường, triệu chứng mất nước ở mọi người tương đối giống nhau. Tuy nhiên, cơ thể trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ bị mất nước sẽ có vài điểm khác biệt hơn so với người lớn.
Vậy số có mất nước không? Câu trả lời là có. Khi bị sốt, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao hơn mức bình thường dẫn đến tình trạng mất nước. Lúc này, cơ thể sẽ đổ mồ hôi nhiều hơn, thở gấp làm quá trình trao đổi chất nhanh hơn gây tăng nguy cơ tăng mất nước cao hơn. Do đó, khi bị sốt, người bệnh cần phải bổ sung đầy đủ nước, thay đổi chế độ ăn uống phù hợp và giữ cân bằng lượng chất lỏng trong cơ thể.
Cơ thể sẽ dựa vào sự cân bằng nước để tự điều chỉnh nhiệt độ qua đổ mồ hôi hoặc một số cơ chế làm mát khác nhau. Khi bị mất nước, cơ thể sẽ phải thay đổi cơ chế tự làm mát hiệu quả hơn để nhiệt độ tăng cao. Điều này hoàn toàn đúng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi xuất hiện triệu chứng sốt. Mặt khác, mất nước có thể gây ra kiệt sức do nóng hoặc cơ thể không thể tự làm mát hiệu quả. Thông thường, nhiệt độ cơ thể cao từ 38 độ C sẽ được xem là bị sốt.
Để điều trị mất nước hoặc sốt, người bệnh cần giải quyết dứt điểm nguyên nhân gây sốt và mất cân bằng của chất lỏng. Dưới đây là một số phương pháp giúp cải thiện tình trạng mất nước do bị sốt.
Khi bị sốt, cơ thể cần bổ sung nhiều nước và các dung dịch chất lỏng khác như nước điện giải, đường uống, đồ uống thể thao,... Bệnh nhân nên bắt đầu uống với lượng nhỏ và thường xuyên nếu cơ thể khó dung nạp lượng nước lớn. Ngoài ra, người bệnh tránh sử dụng các loại đồ uống có đường hoặc chứa caffein. Đây là hai loại thực phẩm khiến cho cơ thể mất nước trầm trọng hơn, đặc biệt là người đang bị tiêu chảy.
Đối với trẻ nhỏ hoặc sơ sinh, phụ huynh có thể sử dụng dung dịch bù nước đường uống (Oresol). Trẻ nên bắt đầu uống với 1 thìa cà phê nước và tiếp tục bổ sung 5 phút/lần uống.
Chườm mát là phương pháp hiệu quả để hạ sốt. Người bệnh có thể sử dụng một chiếc khăn ẩm để đắp lên trán giúp cơ thể hạ nhiệt tốt hơn. Ngoài ra, tắm bằng nước ấm cũng có thể giúp bệnh nhân hạ nhiệt độ cơ thể.
Việc dùng thuốc nên tuân theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen, aspirin hoặc acetaminophen không cần thiết sử dụng khi sốt nhưng có thể giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, trẻ em dưới 17 tuổi không nên uống aspirin để hạ sốt.
Ngoài sốt, cơ thể có thể mất nước do không bổ sung đủ nước hoặc khi hoạt động thời gian dài bên ngoài trong thời tiết nắng nóng. Nếu mất nước đi kèm với sốt, cơ thể có thể đang mắc bệnh lý hoặc nhiễm trùng tiềm ẩn nào đó.
Bản thân cơn sốt sẽ làm tăng nguy cơ mất nước, khiến bệnh nhân biếng ăn, mệt mỏi hoặc nặng hơn là bị tiêu chảy và nôn mửa. Đây là nguyên nhân khiến lượng nước mất đi càng nhiều hơn.
Tình trạng mất nước sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi cơ thể không thể thay thế lượng chất lỏng đã mất trước đó. Nếu bị mất nước nhẹ, bệnh nhân có thể tự điều trị ngay tại nhà. Tuy nhiên, nếu xuất hiện trạng thái mơ hồ, ngất xỉu, tim đập nhanh, thở nhanh,... cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Đối với bệnh nhân mất nước nặng, bác sĩ có thể truyền dịch thông qua tĩnh mạch.
Đối với trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh, bệnh sốt sẽ trở nên nguy hiểm tính mạng khi không được điều trị hoặc giảm sốt kịp thời. Do đó, khi trẻ có các dấu hiệu bệnh, phụ huynh cần cho bé đi khám và điều trị sớm nhất có thể.
Thông qua bài viết này, Long Châu đã cung cấp các thông tin hữu ích về bệnh sốt và tình trạng mất nước. Đồng thời giải đáp rõ hơn về câu hỏi sốt có mất nước không và các cách điều trị cơ bản khi bị mất nước. Hy vọng những thông tin này sẽ mang đến giá trị tham khảo cho bạn trong quá trình điều trị bệnh.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.