Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bên cạnh các phương pháp điều trị gai cột sống bằng Tây y và Đông y, yoga cũng được biết đến trong việc hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả bất ngờ. Mời bạn tham khảo các bài tập yoga gai cột sống dưới đây để giúp đẩy lùi tình trạng đau nhức, hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh.
Gai cột sống là hệ quả tất yếu của quá trình lão hóa, đây là căn bệnh khá nguy hiểm, đặc biệt là ở người cao tuổi. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người trẻ tuổi bị gai cột sống do tính chất công việc ngồi nhiều, ít vận động khiến các khớp xương mất đi sự dẻo dai và đẩy nhanh quá trình lão hóa khớp. Bên cạnh việc điều trị bệnh bằng thuốc hoặc các liệu pháp y học thì người bệnh có thể lựa chọn một số bài tập yoga gai cột sống để hỗ trợ điều trị bệnh.
Bắt nguồn từ Ấn Độ, bộ môn yoga dần trở nên phổ biến ở nước ta nhờ phương pháp luyện tập tương đối đơn giản, đem lại hiệu quả tốt. Yoga không chỉ giúp cơ thể dẻo dai, vóc dáng thon gọn vóc dáng, tạo cảm giác thư giãn mà còn giúp tăng cường tuổi thọ.Đặc biệt, không thể phủ nhận những lợi ích tuyệt vời của các bài yoga đối với những người bị bệnh gai cột sống.
Gai cột sống khiến cho phạm vị hoạt động của người bệnh trở nên kém linh hoạt. Do đó, nhiều người nghĩ rằng khi gặp phải tình trạng này cần nghỉ ngơi và không nên thực hiện bất kỳ một động tác nào. Tuy nhiên, việc thiếu vận động có thể làm cho tình trạng gai cột sống ngày càng nghiêm trọng, kéo dài thời gian hồi phục. Do đó, việc tập các bài yoga nhẹ nhàng sẽ giúp tăng sự linh hoạt và hạn chế các cơn đau.
Theo các chuyên gia khuyến cáo rằng, thực hiện các bài tập yoga gai cột sống kết hợp việc sử dụng thuốc và chế độ dinh dưỡng phù hợp mang đến hiệu quả tốt cho quá trình điều trị bệnh.
Những lợi ích của việc tập yoga cho người bị bệnh gai cột sống như sau:
Tư thế con mèo giúp giãn cơ vùng cổ, eo và lưng, tăng sự dẻo dai và bền bỉ, giúp máu được lưu thông tốt hơn, kích thích đĩa đệm được kích thích và sắp xếp cột sống được sắp xếp lại. Đây là bài tập cơ bản nhưng rất tốt với những người đang bị gai cột sống lưng, tạo cảm giác thoải mái, tăng cường sự linh hoạt của cột sống, cải thiện sức khỏe.
Cách thực hiện:
Tư thế rắn hổ mang là tư thế quen thuộc trong yoga. Đây là bài tập tác động lên toàn bộ cột sống, giúp giãn cơ đốt sống cổ và lưng, tạo cảm giác thoải mái cho cơ thể, cải thiện quá trình lưu thông máu. Bài tập này hù hợp với những người bị gai cột sống, thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa,… giúp kéo căng cơ vai, ngực và bụng, tăng tính linh hoạt và giảm độ cứng phần lưng dưới.
Hơn nữa, tư thế rắn hổ mang còn đem lại rất nhiều lợi ích khác như: Giảm mỡ bụng, giảm căng thẳng, cải thiện tuần hoàn, kích thích tiêu hóa, giảm triệu chứng bệnh hen suyễn.
Cách thực hiện:
Tư thế cây cầu giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm đau lưng, đau đầu, tăng cường sức mạnh của lưng, mông và đùi sau. Tư thế cây cầu còn giúp giãn cơ vùng lưng và cổ, tạo cảm giác thoải mái cho người tập.
Cách thực hiện:
Tư thế đứa trẻ là tư thế rất được ưa chuộng đối với các trường hợp bị gai cột sống gây đau lưng nhiều. Tư thế này giúp thư giãn vùng cổ, vùng eo và lưng, tạo cảm giác thoải mái, giúp người tập cảm thấy khỏe khoắn.
Tư thế này là một trong những tư thế cơ bản đóng vai trò rất quan trọng, tác động và điều chỉnh vùng lưng, xương sống đem lại cảm giác thư giãn, tăng cường sự dẻo dai. Ngoài ra, tư thế đứa trẻ còn giúp mở rộng hông, làm dịu tinh thần và tốt cho hệ tiêu hóa.
Cách thực hiện:
Người bị gai cột sống tập yoga nhằm khắc phục các triệu chứng và điều trị bệnh. Tuy nhiên, nếu tập luyện không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến cột sống. Do đó, bạn cần phải lưu ý những vấn đề sau:
Bên cạnh thực hiện các bài tập yoga gai cột sống, việc kết hợp chế độ uống điều độ và bổ sung các thực phẩm chức năng xương khớp để hỗ trợ điều trị bệnh gai cột sống cũng là một trong những biện pháp cần thiết, giúp xương khớp dẻo dai và hạn chế quá trình thoái hóa xương.
Nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn, bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng các loại thuốc giảm đau kháng viêm không steroid và tùy thuộc vào thể trạng, tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ xây dựng những phác đồ điều trị phù hợp.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.