Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Khám phá chi tiết đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học

Ngày 26/04/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học có sự thay đổi mạnh mẽ trong giai đoạn từ lúc 6 tuổi cho đến 11 tuổi. Lúc này, trẻ em đã hình thành suy nghĩ nên có sự phát triển dần trong nhận thức, cảm xúc và giao tiếp.

Giai đoạn tiểu học đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển về tư duy, nhận thức và sự ổn định nhân cách của trẻ. Ở độ tuổi này, trẻ đã bắt đầu bước vào một môi trường mới với các mối quan hệ khác nhau. Sự thay đổi về cảm xúc và tâm lý là điều dễ hiểu.

Do đó, phụ huynh cần thấu hiểu và nắm bắt tâm lý của trẻ để đồng hành một cách tốt nhất. Hãy theo dõi bài viết để biết thêm về các đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học giai đoạn này.

Tâm lý của học sinh tiểu học có điểm tiêu biểu gì?

Lứa tuổi học sinh tiểu học là độ tuổi đang tiếp cận dần với thế giới bên ngoài qua lý trí. Các em sẽ bắt đầu hình thành những suy nghĩ, cách nhìn nhận riêng biệt chứ không còn phụ thuộc theo cảm tính như trước đây.

Ở giai đoạn này, nhận thức của trẻ vẫn còn non nớt, muốn tìm hiểu về mọi thứ xung quanh nhưng dễ bị xúc động, thiếu kiên nhẫn và chưa hiểu rõ sự vật, hiện tượng một cách chính xác nhất.

Khám phá chi tiết đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học 1
Sơ lược chung về đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học

Vì lẽ đó, phụ huynh cũng nên cân nhắc và đưa ra câu trả lời hợp lý trước các thắc mắc của trẻ. Tuy nhiên, để làm được điều này, phụ huynh nên tìm hiểu rõ hơn về các đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học. Dưới đây sẽ là một số thay đổi nhỏ trong suy nghĩ của học sinh tiểu học mà phụ huynh có thể tham khảo. Điển hình như:

  • Trẻ thích tìm tòi và khám phá những điều mới mẻ;
  • Xuất hiện nhiều đặc điểm thay đổi về tri giác và tính cách của trẻ;
  • Trẻ thường hay có thói quen bắt chước;
  • Trẻ thích được tuyên dương và khen ngợi;
  • Trẻ bị thay đổi về tâm sinh lý;
  • Trẻ dần nhận thức hơn trong tư duy và trí tưởng tượng.

Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học theo độ tuổi

Tâm lý trẻ 2 tuổi đã bắt đầu phát triển và có thể thay đổi cụ thể từ lúc 6 tuổi đến lúc 11 tuổi. 

Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học 6 - 7 tuổi

  • Về nhận thức: Trẻ có tư duy tích cực, trực quan sinh động và dựa vào cảm nhận trực tiếp của bản thân. Lúc này, trẻ có khả năng ghi nhớ tốt nhưng vẫn còn rời rạc và thiếu liên kết. Sự tập trung chú ý còn khá ngắn và dễ bị dao động bởi yếu tố khác.
  • Về cảm xúc: Trẻ bộc lộ cảm xúc mạnh mẽ và trực tiếp. Hầu hết các em dễ bị kích động, xúc động dẫn tới cáu giận hay khóc lóc.
  • Về giao tiếp: Trẻ thích được trò chuyện và giao lưu với bạn bè. Thời điểm này ngôn ngữ của các em phát triển nhanh và bắt đầu dùng ngôn ngữ để thể hiện ý muốn hoặc nguyện vọng cá nhân.
Khám phá chi tiết đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học 2
Quá trình phát triển tâm lý theo độ tuổi

Điểm tâm lý của học sinh từ 7 - 8 tuổi

  • Về nhận thức: Khả năng tư duy logic của trẻ đã bắt đầu phát triển nên có thể ghi nhớ và tập trung chú ý tốt hơn. Đồng thời, trẻ có thể tự giải quyết một số vấn đề nhỏ đơn giản.
  • Về cảm xúc: Ở độ tuổi này, trẻ đã biết cách kiềm chế về cảm xúc ổn định hơn. Các em có nhận thức về bản thân, vị trí của mình đối với tập thể và mong muốn được khẳng định bản thân nhiều hơn.
  • Về giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp của trẻ ở độ tuổi này được cải thiện rõ rệt. Các em thường thích tham gia vào hoạt động nhóm và bắt đầu biết sử dụng ngôn ngữ để tranh luận hoặc thuyết phục lẫn nhau. 
Khám phá chi tiết đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học 3
Điểm tâm lý nổi bật của trẻ từ 7 - 8 tuổi

Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học từ 8 - 9 tuổi

Trẻ đã hình thành những suy nghĩ về tương lai với mong muốn được công nhận và tôn trọng.

  • Về nhận thức: Các em đã có khả năng tư duy logic phát triển rõ rệt nên có thể ghi nhớ và tập trung chú ý tốt. Đồng thời, trẻ có thể tự giải quyết một số vấn đề phức tạp hơn so với ở giai đoạn trước đó.
  • Về cảm xúc: Trong độ tuổi này, các em đã có sự nhận định tự đánh giá về bản thân và những người xung quanh. Trẻ mong muốn được thừa nhận và có sự tôn trọng. Giai đoạn này sẽ bắt đầu có dấu hiệu của tình bạn xuất hiện.
  • Về giao tiếp: Lúc này, trẻ đang được hoàn thiện về kỹ năng giao tiếp nên thích tham gia các cuộc tranh luận, thảo luận và biết sử dụng ngôn ngữ để bày tỏ quan điểm hay suy nghĩ cá nhân.

Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học 9 - 10 tuổi

Các em đã có suy nghĩ riêng và tự đánh giá về bản thân hay người khác một cách chín chắn.

  • Về nhận thức: Thời điểm này trẻ có khả năng tư duy logic và trừu tượng phát triển mạnh mẽ. Thêm vào đó, học sinh từ 9 đến 10 tuổi đã có năng lực về khả năng tự học và tự nghiên cứu các vấn đề mình quan tâm.
  • Về cảm xúc: Trẻ để bắt đầu có các suy nghĩ cho tương lai của bản thân. Đồng thời, các em nhận thức được trách nhiệm cá nhân và mong muốn khẳng định mình thông qua học tập hoặc các hoạt động khác.
  • Về giao tiếp: Đây là thời điểm kỹ năng giao tiếp của trẻ được phát triển linh hoạt và đa dạng. Trẻ đã biết sử dụng ngôn ngữ để báo cáo, trình bày hay giao tiếp bằng nhiều phương tiện khác nhau.

Đặc điểm tâm lý của học sinh từ 10 - 11 tuổi

Trẻ đã có được ý thức về đạo đức và chuẩn mực xã hội nên mong muốn được hòa nhập và nhận được sự yêu quý từ bạn bè.

  • Về nhận thức: Trẻ có khả năng tư duy logic và trừu tượng ở mức độ cao nên duy trì sự tập trung chú ý, ghi nhớ tốt. Do đó, trẻ đã có khả năng học tập một vấn đề một cách độc lập hơn.
  • Về cảm xúc: Trẻ em trong độ tuổi này đã bắt đầu có cách đánh giá và suy nghĩ chín chắn về bản thân hay mọi người xung quanh. Từ đó, trẻ có ý thức về chuẩn mực xã hội và mong muốn hòa nhập với mọi người. Thêm vào đó, trẻ có thể giữ bình tĩnh hơn trước các tình huống khó khăn. 
  • Về giao tiếp: Tuổi này trẻ đã có kỹ năng giao tiếp hiệu quả và sử dụng đa dạng ngôn ngữ để tranh luận hoặc thuyết phục một cách logic thông qua đa phương tiện khác nhau.

Vai trò phụ huynh với đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học

Vai trò của phụ huynh là vô cùng quan trọng trong việc giáo dục tâm lý cho các học sinh tiểu học. Đây sẽ là những người thầy đầu tiên và là hình mẫu lý tưởng để trẻ noi gương. Đồng thời, họ cũng chính là người dẫn dắt và định hướng để có em có thể phát triển tâm hồn và tâm lý lành mạnh. 

Khám phá chi tiết đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học 4
Bố mẹ đồng hành trong việc phát triển tâm lý trẻ

Vì vậy, để cho cuộc hành trình chinh phục tri thức của các em được trọn vẹn, phụ huynh và giáo viên cũng cần có sự phối hợp nhịp nhàng, bổ trợ lẫn nhau để tạo nên một môi trường giáo dục tâm sinh lý tốt nhất. Các bé cần được chăm sóc về tâm lý và giáo dục kỹ năng sống cần thiết để phát triển tốt nhất. 

Qua bài viết này, Nhà thuốc Long Châu đã chia sẻ đến phụ huynh các đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học tiêu biểu giúp ba mẹ nắm rõ hơn về tâm lý và cảm xúc của trẻ. Từ đó, phụ huynh sẽ có các biện pháp để hỗ trợ và giúp đỡ bé phát triển toàn diện hơn. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến giá trị tham khảo hữu ích đối với phụ huynh có con ở độ tuổi tiểu học.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm