Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Khám sức khỏe sinh sản bào gồm những gì và khi nào nên đi khám?

Ngày 17/05/2023
Kích thước chữ

Các chuyên gia khuyên bạn nên tầm soát sức khỏe sinh sản trước khi kết hôn hoặc trước khi mang thai. Điều này giúp các cặp vợ chồng biết được tình trạng sức khỏe của bản thân và chuẩn bị tốt cho quá trình mang thai. Vậy nên khám sức khỏe sinh sản khi nào và lưu ý những gì trước khi đi khám?

Khám sức khỏe sinh sản hiện được coi là hình thức sàng lọc nhằm phát hiện bệnh và có phương pháp xử lý kịp thời trước khi mang thai. Dưới đây là một số lưu ý khi đi khám sức khỏe sinh sản nhằm giúp các cặp vợ chồng chuẩn bị tốt nhất cho việc khám và tránh lãng phí thời gian.

Tầm quan trọng của khám sức khỏe sinh sản?

Khám sức khỏe sinh sản là việc kiểm tra tình trạng sức khỏe của các cặp vợ chồng cũng như đánh giá khả năng sinh sản nhằm phát hiện những bất thường hay những nguy cơ xấu tiềm ẩn để điều trị kịp thời ngay từ giai đoạn đầu. Bên cạnh đó, các bác sĩ còn tư vấn về thói quen sinh hoạt, ăn uống cần thiết để vợ chồng chuẩn bị cho sự ra đời của con trong tương lai. 

Việc khám sức khỏe sinh sản không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn có ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc sau này. Những lợi ích khi khám sức khỏe sinh sản như là:

  • Giúp các cặp vợ chồng có thêm kiến ​​thức, tự tin và thoải mái hơn trong đời sống vợ chồng. 
  • Phát hiện và đánh giá nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như viêm gan B, HIV,… để đảm bảo không lây nhiễm cho bạn đời và tránh lây nhiễm khi mang thai.
  • Khám sức khỏe tổng quát, lên kế hoạch chuẩn bị mang thai khoa học, phòng ngừa những nguy cơ tiềm ẩn có thể gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. 
  • Đánh giá nguy cơ hiếm muộn, vô sinh để có biện pháp can thiệp kịp thời. 
  • Thực hiện kế hoạch sinh nở hiệu quả, tránh tình trạng mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai,...
Khám sức khỏe sinh sản bào gồm những gì và khi nào nên đi khám? 1
Khám sức khoẻ sinh sản rất quan trọng đôi với mỗi cặp vợ chồng muốn có con trong tương lai

Khi nào nên đi khám sức khỏe sinh sản?

Tất cả người trưởng thành nên tầm soát sức khỏe sinh sản, đặc biệt là những người đã quan hệ tình dục. Trên thực tế, nhiều người chưa quan tâm đến khám sức khỏe sinh sản, chỉ khi cơ thể xuất hiện những biểu hiện bất thường ảnh hưởng đến sinh hoạt và hạnh phúc gia đình mới quyết định đi khám. Lúc này, bệnh có thể diễn biến phức tạp và khó điều trị hơn.

Theo các chuyên gia, bạn nên đi khám sức khỏe sinh sản vào những thời điểm sau:

  • Khám sức khỏe tiền hôn nhân: Trước khi kết hôn, vợ chồng nên khám sức khỏe sinh sản để nắm rõ tình trạng sức khỏe sinh sản của mình. Các bác sĩ sẽ tư vấn về kiến ​​thức đời sống tình dục để đạt được sự hòa hợp về tình dục cũng như cách mang thai khoa học, an toàn.
  • Khám sức khỏe sinh sản giúp phát hiện sớm các bệnh lý sinh sản và điều trị kịp thời. Ngoài ra, còn có thể phát hiện các bệnh di truyền ảnh hưởng đến con cái sau này. 
  • Các cặp vợ chồng được khám sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường tình dục để hạn chế nguy cơ lây truyền cho bạn đời và có kế hoạch điều trị sớm.
  • Tầm soát trước khi có ý định mang thai khoảng 3 - 6 tháng: Cả vợ và chồng đều phải thực hiện tầm soát sức khỏe sinh sản để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh trước khi mang thai. Các vấn đề sức khỏe ở ba mẹ có thể làm tăng nguy cơ sinh con không khỏe mạnh hoặc dị tật bẩm sinh.

Khám sức khỏe sinh sản bào gồm những gì?

Khám sức khỏe sinh sản bao gồm khám sức khỏe tổng quát và khám sức khỏe sinh sản, cụ thể như sau: 

Khám sức khỏe tổng quát

Sức khỏe tổng quát ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thụ thai và quá trình sinh sản.

  • Kiểm tra sức khỏe tổng quát: Đo huyết áp, cân nặng, chiều cao, xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm ổ bụng,…
  • Kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục như viêm gan B, sùi mào gà, nấm, HIV,…
  • Thông báo tiền sử bệnh của vợ và chồng cho bác sĩ: Các bệnh từng bị trước đây, đã thực hiện những phẫu thuật nào, môi trường làm việc có tiếp xúc với chất độc hại không?
  • Kiểm tra có mắc bệnh truyền nhiễm như sởi, thủy đậu, bệnh lao, viêm não, rubella, sốt xuất huyết, tiêu chảy,... 
Khám sức khỏe sinh sản bào gồm những gì và khi nào nên đi khám? 2
khám sức khỏe sinh sản bào gồm khám tổng quát như xét nghiệm máu, nươc tiểu,...

Khám sức khỏe sinh sản

Kiểm tra sức khỏe sinh sản là kiểm tra những bất thường trong cấu trúc của bộ phận sinh dục, kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục. 

Dành cho nam: 

  • Khám cơ quan sinh dục: Kiểm tra tinh hoàn và các biểu hiện phát dục như cương cứng, xuất tinh,… để đánh giá khả năng sinh sản của nam giới.
  • Siêu âm tinh hoàn hai bên (CHA). 
  • Xét nghiệm tinh dịch, xét nghiệm hormone kích thích FSH, LH, xét nghiệm testosterone. Giúp đánh giá và tiên lượng khả năng thụ thai tự nhiên. Nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong tinh dịch, nam giới hãy điều trị ngay.

Dành cho nữ:

  • Kiểm tra bộ phận sinh dục để phát hiện các bệnh viêm nhiễm, nấm hoặc những bất thường khác (nếu có) để điều trị kịp thời.
  • Siêu âm tử cung, buồng trứng phát hiện các dấu hiệu bất thường mà nhiều chị em mắc phải như u nang buồng trứng, tắc ống dẫn trứng, u xơ tử cung,... 
  • Siêu âm tuyến vú 2 bên để tầm soát ung thư vú.
Khám sức khỏe sinh sản bào gồm những gì và khi nào nên đi khám? 3
Kiểm tra cơ quan sinh sản để xác định khả năng mang thai ở nữ

Sàng lọc di truyền:

Trường hợp một trong hai gia đình có tiền sử mắc bệnh liên quan đến dị tật bẩm sinh, thiểu năng trí tuệ, chậm phát triển hay rối loạn di truyền thì cần xét nghiệm di truyền, nhiễm sắc thể để kiểm tra bạn có phải là người mang gen bệnh di truyền hay không. 

Nếu hai vợ chồng đang có ý định sinh con, hãy tiêm phòng các bệnh có thể ảnh hưởng đến thai nhi như cúm, sởi, thủy đậu, quai bị, Rubella,...

Lưu ý khi đi khám sức khỏe sinh sản

Vì khám sức khỏe sinh sản bao gồm khám tổng quát, khám phụ khoa và thực hiện các xét nghiệm nên các cặp đôi cần lưu ý những điều sau: 

  • Mang theo đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết như: Căn cước công dân, bảo hiểm y tế,... Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ để làm thủ túc khám nhanh chóng, tránh mất thời gian chờ đợi.
  • Xét nghiệm máu: Trên thực tế, có những xét nghiệm không cần nhịn ăn. Tuy nhiên, những xét nghiệm như xét nghiệm đường huyết, xét nghiệm triglycerid, xét nghiệm cholesterol,... cần nhịn ăn khoảng 10 giờ trước khi lấy máu. Tốt nhất, nên lấy máu vào buổi sáng trước khi ăn. 
  • Trước khi siêu âm ổ bụng hay tuyến tiền liệt, bạn phải uống nhiều nước và nhịn tiểu khoảng 1 giờ trước khi siêu âm để tạo môi trường thuận lợi khi thực hiện.
  • Ở phụ nữ, xét nghiệm nước tiểu, phân, dịch phết âm đạo và cổ tử cung nên được thực hiện ít nhất 5 ngày trước kỳ kinh nguyệt hoặc 5 ngày sau khi thúc kỳ kinh. Không đi khám khi đang trong chu kỳ kinh nguyệt, dùng thuốc đặt âm đạo,... 
  • Không quan hệ tình dục, sử dụng chất kích thích, rượu bia đối với cả nam và nữ.
  • Để tạo sự thoải mái và thuận tiện trong quá trình thăm khám nên mặc quần áo thoải mái.
  • Đối với bệnh nhân tiểu đường: Không uống bất kỳ loại thuốc nào hay insulin khi khám bệnh vào buổi sáng. 
  • Đối với bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp có thể tiếp tục dùng thuốc bình thường.

Hiện nay, có nhiều bệnh viện cung cấp dịch vụ khám sức khỏe sinh sản từ bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đến bệnh viện tư nhân hay một số trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản,… Do đó, bạn nên cân nhắc lựa chọn trung tâm y tế tin cậy.

Xem thêm:

Cao Hiếu 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin