Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau mắt đỏ là bệnh lý phổ biến có thể gặp phải ở cả người lớn và trẻ em. Cùng tìm hiểu khi bị đau mắt đỏ nên làm gì và những phương pháp chữa bệnh hiệu quả nhất thông qua bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu nhé.
Ở Việt Nam mỗi năm ghi nhận hàng ngàn ca đau mắt đỏ, chủ yếu là ở trẻ em. Đây được coi là một trong những bệnh lý về mắt phổ biến nhất, gây nên nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, ngoài phòng tránh, bạn cũng có thể tự chữa đau mắt đỏ tại nhà. Vậy khi bị đau mắt đỏ nên làm gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc, là một bệnh lý về mắt xảy ra khi lớp màng trong suốt ở bề mặt nhãn cầu vị viêm nhiễm dẫn đến tổn thương. Tình trạng đau mắt có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, kể cả người lớn và trẻ em. Biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh là tình trạng các mạch máu lộ ra làm lòng trắng có màu đỏ. Ngoài ra, người bị đau mắt đỏ có thể xuất hiện những triệu chứng sau:
Tùy vào tình trạng bệnh mà triệu chứng của bệnh nhân có thể khác nhau. Nhưng nhìn chung, có 3 nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc mắt bị đau. Để biết khi bị đau mắt đỏ nên làm gì, bạn cần nắm được những nguyên nhân này để có cách xử lý phù hợp. Đó là:
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến đau mắt đỏ. Một số loại virus như adeno hay herpes và vi khuẩn staphylococcus aureus, streptococcus pneumonia, haemophilus influenzae là những tác nhân dẫn đến tình trạng viêm kết mạc. Bệnh thường bắt đầu ở một bên mắt rồi lan sang bên còn lại chỉ trong vài ngày. Bạn cũng có thể mắc bệnh nếu tiếp xúc với người bệnh rồi chạm vào mắt.
Sau khi mắt tiếp xúc với phấn hoa, nấm mốc, khói bụi, lông động vật... tình trạng đau mắt đỏ cũng có thể xảy ra, nhất là đối với những người có cơ địa dễ dị ứng. Lý do là vì lúc này, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng và kích thích sản sinh histamine, gây nên các triệu chứng như đau rát ở mắt. Đây cũng là nguyên nhân tại sao các ca nhiễm bệnh thường gia tăng vào mùa xuân và mùa hè khi nhiệt độ và độ ẩm trong không khí tăng cao.
Có nhiều yếu tố gây kích ứng như: Dị vật vướng trong mắt, thường xuyên sử dụng kính áp tròng, bị dầu gội, sữa rửa mặt, sữa tắm hoặc các hóa chất khác bắn vào mắt. Nếu không được vệ sinh kỹ càng, những tác nhân này có thể gây ra tình trạng viêm kết mạc
Sở dĩ đau mắt đỏ được đánh giá là có khả năng bùng phát thành dịch vì bệnh có thể lây qua nhiều đường. Cụ thể:
Như vậy, mặc dù có khả năng phát tán cao, nhưng bệnh đau mắt đỏ hoàn toàn không lây lan thông qua việc nhìn vào mắt người bệnh như nhiều người vẫn lầm tưởng.
Đau mắt đỏ là bệnh lý không quá nghiêm trọng và có thể chữa khỏi trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng về mắt như: Đau mắt hột, viêm giác mạc, sẹo giác mạc,... Khi bị đau mắt đỏ nên làm gì, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau:
Việc sử dụng thuốc nhỏ mắt hàng ngày không chỉ làm dịu cơn đau mắt đỏ mà còn giúp rút ngắn thời gian hồi phục. Nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý 6 lần mỗi ngày có thể làm sạch những cặn bẩn còn sót lại, rửa trôi gỉ mắt. Nếu nguyên nhân gây đau mắt đỏ là dị ứng, bạn nên dùng thêm thuốc nhỏ mắt kháng histamine.
Chườm bằng khăn ấm cũng được coi là một biện pháp hiệu quả giúp giảm các triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ. Nhiệt độ cao từ khăn sẽ giảm cảm giác đau nhức, đồng thời làm giãn nở các mạch máu xung quanh và giúp gỉ mắt không khô cứng lại làm đau mắt. Bạn nên lưu ý giặt sạch khăn và phơi nắng sau mỗi lần sử dụng.
Nhắc tới “Khi bị đau mắt đỏ nên làm gì?”, không thể bỏ qua mẹo dùng khăn lạnh. Khi mắt bị sưng, bạn có thể dùng một chiếc khăn sạch, nhúng nước lạnh, vắt khô và đặt lên mắt. Thời gian chườm lạnh cũng là lúc để mắt được nghỉ ngơi. Vì vùng da xung quanh mắt khá mỏng và nhạy cảm, bạn lưu ý không nên dùng khăn quá lạnh để chườm để tránh làm tổn thương mắt và bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Nếu các triệu chứng vẫn không thuyên giảm sau khi áp dụng các biện pháp trên, bạn cần đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và được chỉ định thuốc uống. Thông thường, thuốc kháng histamine để giảm tình trạng dị ứng và thuốc thông mũi đường uống để kiểm soát tình trạng viêm nhiễm mô mắt sẽ được sử dụng.
Bên cạnh “Khi bị đau mắt đỏ nên làm gì?”, chế độ dinh dưỡng để bệnh nhanh chóng hồi phục cũng là điều được nhiều người quan tâm. Một số thực phẩm được khuyến khích cho người bị đau mắt đỏ là:
Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giúp mắt tránh được những tổn thương do viêm nhiễm gây ra.
“Khi bị đau mắt đỏ nên làm gì?”, bạn có thể áp dụng nhiều biện pháp để mắt mau hồi phục như: Nhỏ mắt bằng thuốc, uống thuốc kháng viêm, chườm nóng hoặc chườm lạnh. Tuy nhiên, dù dùng biện pháp nào thì bạn cũng nên vệ sinh tay sạch sẽ và hạn chế tối đa tiếp xúc với mắt nhé!
Xem thêm: Đau mắt đỏ không nên ăn gì?
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.