Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh/
  4. Sức khỏe gia đình

Đau mắt đỏ không nên ăn gì? Những thực phẩm cần lưu ý khi đau mắt đỏ

Ngày 27/06/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bạn có thắc mắc liệu khi bị đau mắt đỏ không nên ăn gì không? Hãy cùng tìm hiểu về những thực phẩm cần lưu ý khi đau mắt đỏ này để có thêm thông tin hữu ích nhé!

Đau mắt đỏ là một triệu chứng phổ biến có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như viêm kết mạc, nhiễm trùng, hoặc dị ứng. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ gợi ý cho bạn về đau mắt đỏ không nên ăn gì và cùng với những lưu ý khi bị đau mắt đỏ.

Đau mắt đỏ là gì?

Đau mắt đỏ, hay còn gọi là viêm kết mạc, là một trong những vấn đề thường gặp trong lâm sàng liên quan đến mắt, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Bệnh lý này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như virus, vi khuẩn, dị ứng hoặc do môi trường.

Khi bị đau mắt đỏ, mắt thường xuất hiện màu hồng nhạt hoặc đỏ, kèm theo sự sưng húp của mí mắt và có thể có các dấu hiệu như dịch mủ chảy ra từ mắt.

Đau mắt đỏ không nên ăn gì? Những thực phẩm cần lưu ý khi đau mắt đỏ 1
Đau mắt đỏ là một bệnh lý về mắt thường gặp ở mọi lứa tuổi

Bệnh đau mắt đỏ không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn có thể gây nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề lan truyền bệnh từ người này sang người khác cũng cần được đặc biệt chú ý, đặc biệt vào khi các mùa thay đổi là bệnh dễ lây lan nhất.

Nguyên nhân gây đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ xảy ra khi các mạch máu trong kết mạc bị viêm, khiến chúng hiện rõ hơn. Nguyên nhân gây viêm có thể bao gồm:

  • Virus: Virus là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh đau mắt đỏ ở người lớn. Đại đa số các trường hợp là do virus adenovirus, virus herpes simplex hoặc virus varicella-zoster gây ra.
  • Vi khuẩn: Các loại vi khuẩn phổ biến gây viêm kết mạc bao gồm Staphylococcus aureus, Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae và Pseudomonas aeruginosa.
  • Dị ứng: Khi chất gây dị ứng như nấm mốc, phấn hoa,... tấn công vào mắt, cơ thể sẽ sản sinh kháng thể IgE, giải phóng ra các chất gây viêm.
  • Chất gây kích ứng: Các chất như dầu gội đầu, mỹ phẩm, kính áp tròng, bụi bẩn, khói và thuốc tẩy ở hồ bơi có thể kích thích mắt, gây ra tình trạng đau mắt đỏ.
  • Vật thể lạ: Bụi bẩn, cát,... kẹt trong mắt cũng có thể kích thích và dẫn đến đau mắt đỏ.
  • Tuyến lệ bị chặn hoặc chưa phát triển toàn diện: Ở trẻ sơ sinh, tuyến lệ bị chặn hoặc chưa phát triển toàn diện có thể gây đau mắt đỏ.
  • Bệnh tự miễn dịch: Dù hiếm xảy ra, bệnh tự miễn dịch cũng là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh đau mắt đỏ.
Đau mắt đỏ không nên ăn gì? Những thực phẩm cần lưu ý khi đau mắt đỏ 2
Virus là một trong những nguyên gây gây đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ không nên ăn gì?

Về câu hỏi đau mắt đỏ không nên ăn gì? Dưới đây là những thực phẩm không nên sử dụng khi bị đau mắt đỏ:

Thực phẩm có vị nóng

Bệnh nhân bị đau mắt đỏ nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có tính nóng như hành tỏi, hẹ, ớt, thịt chó, và thịt dê. Những thực phẩm này có thể làm tình trạng mắt đỏ trở nên tồi tệ hơn do cảm giác nóng và rát mà chúng gây ra.

Thực phẩm có mùi tanh

Người bị đau mắt đỏ nên tránh xa các loại hải sản như cá chép, cá mè, tôm, cua, và ốc. Mặc dù mùi tanh trong các loại thực phẩm này có thể bình thường với người khỏe mạnh, nhưng đối với bệnh nhân đau mắt đỏ, chúng có thể gây khó chịu và làm trầm trọng thêm tình trạng viêm kết mạc, kéo dài thời gian phục hồi.

Rau muống

Rau muống, dù là một lựa chọn tốt trong bữa ăn hàng ngày, lại không phù hợp cho người bị đau mắt đỏ. Rau muống có thể khiến mắt sản sinh nhiều ghèn hơn, làm phức tạp tình trạng bệnh và gây khó khăn trong việc giữ gìn vệ sinh đôi mắt.

Những chất kích thích

Chúng ta đều biết bia, rượu, đồ uống có ga, và thuốc lá đều có hại cho sức khỏe. Khi cơ thể không khỏe, việc sử dụng các chất này có thể làm bệnh diễn biến nặng thêm và gây ra những biến chứng không lường. Đặc biệt, nicotine trong thuốc lá khiến mắt phải điều tiết nhiều hơn, và rượu bia gây kích ứng mắt, buộc mắt phải làm việc nhiều thay vì được nghỉ ngơi.

Đau mắt đỏ không nên ăn gì? Những thực phẩm cần lưu ý khi đau mắt đỏ 3
Người bị đau mắt đỏ không nên ăn gì?

Mỡ động vật

Mỡ động vật không chỉ tạo ra nguy cơ béo phì, máu/gan nhiễm mỡ mà còn có tác động không tốt đến đôi mắt đang bị đau mắt đỏ. Các chuyên gia y tế cho biết, lượng mỡ cao trong máu có thể làm chậm quá trình bình phục và tăng triệu chứng của bệnh. Do đó, dầu thực vật là lựa chọn thay thế tối ưu cho bữa ăn hàng ngày.

Tùy ý sử dụng kháng sinh

Việc tự ý sử dụng kháng sinh để điều trị viêm giác mạc có thể gây biến chứng rất nguy hiểm. Mọi quá trình điều trị bệnh cần được thăm khám và chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa. Đối với đau mắt đỏ, bệnh nhân cần đến bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa mắt để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh (do virus, vi khuẩn hay dị ứng) và nhận phương pháp điều trị thích hợp.

Lưu ý khi bị đau mắt đỏ

Dưới đây là những điều cần tránh khi bị đau mắt đỏ:

Tự ý sử dụng thuốc

Tự ý sử dụng thuốc có thể dẫn đến những biến chứng rất nguy hiểm. Việc chữa trị bất kỳ căn bệnh nào đều cần qua thăm khám và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân không nên tự tiện mua thuốc về uống tại nhà. Đối với đau mắt đỏ, người bệnh cần đến bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa mắt để được khám và tìm nguyên nhân gây bệnh để điều trị một cách an toàn.

Giữ gìn vệ sinh mắt

Bệnh đau mắt đỏ đôi khi chỉ cần nhỏ nước muối sinh lý là có thể khỏi sau một thời gian ngắn. Cần vệ sinh mắt thật kỹ và hạn chế đến những nơi có quá nhiều khói bụi. Nên đeo kính râm để bảo vệ mắt lúc bị bệnh mà không nên bịt kín mà phải để cho mắt thông thoáng, hỗ trợ điều trị hiệu quả.

Đề phòng lây lan

Bệnh đau mắt đỏ đặc biệt rất dễ lây lan, vì thế người bệnh cần cách ly các vật dụng vệ sinh cá nhân của mình như khăn mặt để đề phòng lây lan cho các thành viên trong gia đình.

Chế độ ăn uống

Ngoài việc nắm rõ đau mắt đỏ không nên ăn gì, người bệnh cũng nên lựa chọn các loại thực phẩm giàu vitamin A và C để tăng cường sức đề kháng.

Đau mắt đỏ không nên ăn gì? Những thực phẩm cần lưu ý khi đau mắt đỏ 4
Người bị đau mắt đỏ không nên tự ý sử dụng thuốc tại nhà mà cần đi khám để được theo dõi và điều trị

Hy vọng bài viết trên giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi đau mắt đỏ không nên ăn gì. Trong quá trình điều trị đau mắt đỏ, việc chú ý đến chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phục hồi nhanh chóng. Bệnh nhân nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có tính nóng như hành, tỏi, hẹ, ớt, thịt chó và thịt dê. Các loại hải sản có mùi tanh như cá chép, cá mè, tôm, cua, ốc cũng cần được tránh xa. Rau muống, mỡ động vật, và các chất kích thích như rượu, bia, đồ uống có ga và thuốc lá cũng cần được hạn chế.

Ngoài ra, nên giữ gìn vệ sinh mắt, hạn chế tiếp xúc với màn hình điện tử, và duy trì chế độ ăn uống giàu vitamin A và C. Đặc biệt, bệnh nhân nên tuân thủ đúng các chỉ dẫn y tế và không tự ý sử dụng thuốc. Điều này giúp đảm bảo quá trình điều trị diễn ra an toàn và hiệu quả, tránh những biến chứng không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin