Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Khi bị sởi thì uống thuốc gì?

Ngày 29/07/2024
Kích thước chữ

Bệnh sởi là bệnh lý truyền nhiễm thường gặp nhất, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Nếu không được điều trị và phòng ngừa kịp thời có thế để lại những biến chứng nguy hiểm và nguy cơ tử vong cao. Vậy nhiều bậc phụ huynh thắc mắc bị sởi thì uống thuốc gì?

Hãy cùng Long Châu tìm hiểu về bệnh sởi từ con đường lây nhiễm, các biến chứng nguy hiểm để từ đó đưa ra những phương hướng phòng ngừa, điều trị phù hợp và trả lời được câu hỏi bị sởi thì uống thuốc gì.

Con đường lây nhiễm của bệnh sởi

Trước khi trả lời câu hỏi bị sởi thì uống thuốc gì, chúng ta cần tìm hiểu kỹ về bệnh và triệu chứng để có lựa chọn thuốc hiệu quả.

Bệnh sởi là một bệnh lý nhiễm khuẩn gây ra bởi một loại virus thuộc họ paramyxovirus. Điểm đặc trưng của loại virus này là không có vật chủ trung gian khác ngoài con người. Bệnh sởi thường lây lan nhanh và có thể phát triển thành dịch bệnh.

Con đường lây lan chủ yếu thông qua tiếp xúc gần giữa người với người, tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mũi, họng hoặc giọt bắn của người bệnh phát tán ra ngoài.

Các triệu chứng của bệnh sởi diễn tiến như sau:

  • 2 - 3 ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng: Xuất hiện các đốm trắng nhỏ hay còn gọi đốm Koplik. Đây có thể xem là điểm đặc trưng của bệnh.
  • 3 - 5 ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng : Xuất hiện các vết ban đỏ lan rộng khắp cơ thể, gây ngứa và khó chịu và có kèm sốt cao.
  • 7 - 14 ngày sau ủ bệnh: Sốt , ho, chảy dịch mũi, mắt đỏ.
Khi bị sởi thì uống thuốc gì? 1
Trẻ bị sởi thì uống thuốc gì là thắc mắc chung của nhiều bậc phụ huynh

Biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi

Hiện nay, số ca bệnh mắc sởi đang ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở các nước phát triển vì vậy có thể thấy rằng bệnh sởi có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, người lớn tuổi, người bị suy giảm chức năng miễn dịch và phụ nữ đang mang thai.

Các triệu chứng diễn tiến kéo dài nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi, từ đó tăng tỷ lệ nhập viện và tăng chi phí y tế, gây khó khăn trong quá trình điều trị. Các biến chứng có thể kể đến bao gồm:

  • Viêm phổi;
  • Viêm não;
  • Dị tật bào thai, sinh non đối với phụ nữ mang thai.

Chẩn đoán bệnh sởi

Trước khi trả lời cho câu hỏi bị sởi thì uống thuốc gì, cần phải chẩn đoán đúng bệnh sởi thì mới có thể đưa ra chính xác phương hướng điều trị. Việc chẩn đoán bệnh sởi có thể dựa trên những cách sau:

  • Tiền sử bệnh và thăm khám lâm sàng: Việc xác định tiền sử bệnh đóng vai trò quan trọng bởi các triệu chứng của bệnh sởi có thể gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác như phát ban do dị ứng, hồng ban. Bên cạnh đó, việc thăm khám lâm sàng sẽ giúp các nhân viên y tế nhận biết được các dấu hiệu đặc trưng của bệnh sởi để đưa ra hướng điều trị phù hợp.
  • Các phương pháp xét nghiệm: Tìm kháng nguyên trong các mẫu bệnh phẩm cũng được áp dụng để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.
  • Áp dụng công nghệ sinh học phân tử: Các kỹ thuật xét nghiệm tiên tiến và thường dùng như xét nghiệm MAC-ELISA và các kỹ thuật khác hiện đang được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Bị sởi thì uống thuốc gì?

Bệnh sởi hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị có thể điều trị dứt điểm. Mục tiêu điều trị chung đó là gia tăng miễn dịch cộng đồng, chủ động phòng ngừa bằng một số biện pháp hỗ trợ như sau:

Vaccine phòng ngừa sởi

Hiện nay trên thế giới, vaccine virus sống giảm độc lực bao gồm 3 chủng Sởi, Quai bị, Rubella hay viết tắt là MMR được thực hiện tiêm chủng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, Vaccine MMR được áp dụng tiêm chủng theo chương trình Tiêm chủng mở rộng trong nhiều năm và tỷ lệ miễn dịch tại cộng đồng đạt trên 90%. Một trong những câu trả lời cho câu hỏi bị sởi thì uống thuốc gì đó là tiêm vaccine giúp nâng cao hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể sản sinh ra kháng thể, giảm tỷ lệ mắc bệnh khi có tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh.

Khi bị sởi thì uống thuốc gì? 2
Tiêm vaccine phòng ngừa sởi giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ở trẻ nhỏ

Việc thực hiện tiêm vaccine sởi thực sự đem lại hiệu quả miễn dịch, có ý nghĩa về mặt dịch tễ học. Tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu hiện đang cung cấp các loại vaccine phòng ngừa bệnh sởi như sau với giá thành cho từng loại cụ thể (lưu ý giá thành chỉ mang tính chất tham khảo, có thể thay đổi theo từng thời điểm):

  • Vaccine MVVAC phòng bệnh sởi của Việt Nam: 329.000 VND/mũi.
  • Vaccine MMR II ngừa 3 bệnh sởi - quai bị - Rubella sản xuất tại Mỹ: 327.000 VND/mũi.
  • Vaccine Priorix ngừa 3 bệnh sởi - quai bị - Rubella sản xuất tại Bỉ: 485.000 VND/mũi.

Các biện pháp hỗ trợ

Trả lời được câu hỏi bị sởi uống thuốc gì thì trên thực tế phòng bệnh hơn chữa bệnh, các biện pháp phòng ngừa dưới đây có thể giúp ngăn ngừa được bệnh sởi cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm thiểu chi phí y tế. Các biện pháp hỗ trợ có thể kể đến bao gồm:

  • Sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt: Một trong những triệu chứng của sởi đó là sốt vì vậy trong quá trình điều trị có thể sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt như paracetamol.
  • Cân bằng điện giải: Khi cơ thể miễn dịch suy yếu do bệnh sởi có thể dẫn đến mệt mỏi, mất nước nên việc bổ sung cân bằng điện giải đóng vai trò to lớn trong điều trị bệnh.
  • Tăng cường sức đề kháng: Các loại vitamin như vitamin C, vitamin A, vitamin D đã được chứng minh về độ an toàn và hiệu quả trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý truyền nhiễm, đặc biệt là vitamin A liều lượng cao (200.000 IU) cho thấy hiệu quả điều trị bệnh sởi, đặc biệt là ở trẻ em. Theo một báo cáo tổng hợp của Cochrane cho biết, bổ sung vitamin A liều lượng cao giúp giảm đến 87% tỷ lệ tử vong do sởi ở trẻ em dưới 2 tuổi.
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.
Khi bị sởi thì uống thuốc gì? 3
Bổ sung vitamin A cho trẻ được chứng minh giúp phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả ở trẻ

Bệnh sởi sẽ không còn là nỗi lo lắng nếu chúng ta biết phòng ngừa và điều trị kịp thời bên cạnh việc thay đổi lối sống, chế độ sinh hoạt. Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp giải đáp các thắc mắc bấy lâu nay rằng bị sởi thì uống thuốc gì và điều trị như thế nào. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.