Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Khi nào bạn cần đi khám bụng nội khoa?

Ngày 09/04/2024
Kích thước chữ

Khám bụng nội khoa là một quy trình kiểm tra sức khỏe cơ bản mà mọi người nên thực hiện định kỳ. Trong quá trình này, bác sĩ sẽ thăm khám và kiểm tra các cơ quan bên trong khoang bụng như gan, thận, tụy, mật, dạ dày và đại tràng để đánh giá khả năng hoạt động và phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Khám bụng nội khoa giúp phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe bao gồm cả bệnh lý tiêu hóa, gan, thận và nhiều bệnh lý khác. Đây là một phần quan trọng của chăm sóc sức khỏe định kỳ, đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao về các bệnh lý liên quan đến cơ quan bụng.

Khoang bụng là nơi tập trung nhiều hệ cơ quan như gan, thận, mật, tụy, dạ dày và đại tràng. Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong khu vực này, việc đến cơ sở y tế để khám bụng nội khoa là rất quan trọng. 

Thực hiện quy trình kiểm tra khoang bụng sẽ giúp phát hiện kịp thời các nguy cơ bệnh lý và ngăn chặn các biến chứng có thể xảy ra. Cùng đón đọc những thông tin về chủ đề khám bụng nội khoa trong bài viết bên dưới của Nhà thuốc Long Châu nhé.

Những lưu ý khi khám bụng nội khoa

Khi chuẩn bị cho một cuộc khám bụng nội khoa, có một số điều bạn cần lưu ý để đảm bảo quá trình khám diễn ra một cách thuận lợi và chính xác nhất:

  • Nhịn ăn trước quá trình khám: Thường thì bạn sẽ được yêu cầu nhịn ăn từ 8 đến 12 giờ trước khi thực hiện khám bụng nội khoa. Điều này giúp đảm bảo dạ dày rỗng và bác sĩ có thể quan sát được các cơ quan nội tạng một cách rõ ràng hơn.
  • Uống nước trong sạch: Bạn nên bổ sung nước để làm sạch dạ dày và ruột trước khi thực hiện một số loại kiểm tra như siêu âm.
  • Không uống rượu hoặc hút thuốc lá: Cần tránh rượu và thuốc lá, bởi có thể ảnh hưởng đến quá trình khám bụng nội khoa và kết quả của các xét nghiệm.
  • Thông báo cho bác sĩ về các vấn đề sức khỏe: Trước khi thực hiện khám, hãy thông báo cho bác sĩ về bất kỳ vấn đề sức khỏe nào bạn đang gặp phải, bao gồm cả các loại thuốc bạn đang sử dụng và các bệnh lý hoặc triệu chứng bạn đã từng mắc phải.
Khi nào bạn cần đi khám bụng nội khoa? 1
Thông báo cho bác sĩ về vấn đề sức khỏe bạn đang gặp phải khi đi khám bụng nội khoa
  • Đến khám đúng giờ: Hãy đến phòng khám đúng giờ hoặc sớm hơn một chút để có thể hoàn thành các thủ tục cần thiết trước khi khám.
  • Mang theo các tư liệu y tế: Đừng quên mang theo các bản ghi chép về lịch sử y tế của bạn, bao gồm các kết quả xét nghiệm trước đó và bất kỳ hồ sơ y tế nào khác.
  • Thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ: Trong quá trình khám, hãy tuân thủ mọi hướng dẫn và chỉ dẫn từ bác sĩ và nhân viên y tế để đảm bảo quá trình diễn ra một cách an toàn và hiệu quả nhất.

Những lưu ý trên sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt nhất cho cuộc khám bụng nội khoa và đảm bảo kết quả chính xác nhất từ quá trình này.

Khi nào bạn cần đi khám bụng nội khoa?

Kiểm tra ổ bụng là một phần quan trọng không thể thiếu trong chương trình kiểm tra sức khỏe định kỳ của mọi người. Đây là một quy trình quan trọng để đánh giá sức khỏe và chức năng hoạt động của các cơ quan nội tạng trong ổ bụng, bao gồm gan, tụy, túi mật, ruột, thận và các cơ quan khác.

Chương trình kiểm tra định kỳ, bao gồm khám bụng nội khoa, được khuyến khích cho mọi người mỗi 12 tháng một lần. Đối với những người ở độ tuổi cao, cũng như những người có nguy cơ cao về sức khỏe như bệnh tiểu đường, cao huyết áp, hoặc có tiền sử gia đình với các bệnh lý nội tạng, việc thăm khám này cần thực hiện thường xuyên hơn, mỗi 6 tháng một lần, để kịp thời phát hiện và điều trị các vấn đề sức khỏe.

Khi nào bạn cần đi khám bụng nội khoa? 2
Khám bụng nội khoa được khuyến khích cho mọi người mỗi 12 tháng một lần

Các bác sĩ khuyến nghị mọi người nên chủ động đến cơ sở y tế khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở vùng bụng. Các triệu chứng như đau bụng, khối u cảm nhận được trong ổ bụng, tiêu hóa kém, đau ở vùng bao tử, mệt mỏi không lý do, hoặc sụt cân đột ngột đều là dấu hiệu cảnh báo cần phải được kiểm tra kỹ lưỡng.

Trong quá trình khám bụng nội khoa, các bác sĩ sẽ thực hiện một loạt các biện pháp đánh giá, bao gồm cả kiểm tra lâm sàng và các xét nghiệm hình ảnh như siêu âm hoặc chụp MRI để phát hiện các vấn đề bệnh lý có thể xuất hiện trong ổ bụng. Nếu cần, các biện pháp tiên tiến hơn như nội soi hoặc lấy mẫu sinh thiết cũng có thể được thực hiện để đưa ra chẩn đoán chính xác và phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Khám bụng giúp phát hiện những bệnh gì?

Kết quả kiểm tra sức khỏe của các cơ quan trong khoang bụng phụ thuộc rất lớn vào cơ sở y tế thực hiện thăm khám. Tùy vào hệ thống thiết bị y tế cũng như tay nghề bác sĩ, những bệnh lý có thể được phát hiện bao gồm:

  • Bệnh lý về gan: Viêm gan mãn tính, gan nhiễm mỡ, xơ gan, áp xe gan, u gan lành tính hoặc ác tính.
  • Bệnh lý về tuyến tụy: Có thể là viêm tụy cấp và mạn, các bất thường tụy bẩm sinh như tụy vòng, các loại u ở tụy,…
  • Bệnh lý về đường mật: Bao gồm viêm túi mật, polyp túi mật, sỏi mật, u đường mật, dị dạng đường mật.
  • Bệnh lý về gan: Lympho lách, áp xe lách, lách to, các u lách.
  • Bệnh lý ở hệ tiết niệu: Có thể là viêm bàng quang, sỏi bàng quang, sỏi thận, viêm thận, ung thư thận, ung thư bàng quang, sỏi niệu quản, chít hiệu niệu quản, u đường bài xuất,…
Khi nào bạn cần đi khám bụng nội khoa? 3
Khám bụng nội khoa giúp phát hiện nhiều bệnh lý tiềm ẩn
  • Bệnh lý về tiêu hóa: Gồm viêm ruột thừa, viêm ruột non, khối u thuộc ống tiêu hóa, xoắn ruột, lồng ruột,…
  • Bệnh lý về sinh dục: Có thể là viêm tiền liệt tuyến, viêm tuyến tiền liệt, u nang buồng trứng, ung thư buồng trứng, u xơ tử cung, tắc vòi trứng.
  • Bệnh lý sau phúc mạc: Bao gồm u và xơ hóa sau phúc mạc.

Ngoài ra, quá trình khám bụng nội khoa còn giúp thăm dò chức năng của một số cơ quan khác, nhằm phát hiện những nguy cơ sức khỏe liên quan đến ổ bụng và khoang màng phổi.

Khám bụng nội khoa định kỳ không chỉ giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn mà còn giúp duy trì và cải thiện sức khỏe tổng thể của mỗi người. Hy vọng bài viết của Nhà thuốc Long Châu cung cấp thông tin hữu ích cho bạn.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin