Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Gan là một bộ phận quan trọng trong cơ thể, trong đó men gan hầu như đóng vai trò chính trong mọi hoạt động của gan. Vậy khi nào nên thực hiện xét nghiệm men gan? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để bảo vệ sức khỏe gan nhanh chóng kịp thời nhé!
Gan là bộ phận vừa giúp chuyển hóa, phân giải các chất dinh dưỡng vừa thanh lọc, đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể. Khi cơ thể gặp vấn đề thì gan sẽ là bộ phận chịu tổn thương đầu tiên, điều đó sẽ thể hiện quá sự biến động của men gan.
Các chỉ số men gan trong xét nghiệm được dùng để đánh giá tình trạng tổn thương, hoại tử ở gan nếu có. Thông thường, các xét nghiệm chỉ số men gan thường dựa vào nồng độ AST và ALT có trong cơ thể. Thông qua các chỉ số này, bác sĩ sẽ xác định gan có đang ổn không, từ đó sẽ tiến hành lựa chọn phương pháp kiểm soát, điều trị phù hợp, kịp thời nếu gan có điểm bất thường. Chỉ số men trong gan ở mức độ bình thường phải đảm bảo các thông số như sau:
Xét nghiệm chỉ số men gan sẽ giúp cho mỗi cá nhân chủ động kiểm soát được tình trạng sức khỏe của mình, xác định mức độ tổn thương của gan và thực hiện theo dõi, điều trị bệnh gan nếu có. Một số dấu hiệu cho thấy bệnh nhân đang bị suy giảm chức năng gan như sau:
Tuy nhiên, những triệu chứng trên không phải là triệu chứng đặc trưng, chúng thường tương tự với nhiều bệnh lý khác. Bên cạnh đó, những bệnh lý liên quan đến gan thường cũng ít có biểu hiện cụ thể, vì vậy xét nghiệm men gan nên được tiến hành với những đối tượng có nguy cơ cao như sau:
Chỉ số men gan GGT (Gamma Glutamyl transferase) là 1 trong 3 chỉ số men gan đóng vai trò quan trọng trong quá trình chẩn đoán tình trạng ứ mật ở gan. GGT có chỉ số cao hơn hai loại men gan còn lại vì chỉ số này rất nhạy cảm với sự thay đổi tình trạng ứ mật. Nếu chỉ số này tăng cao là biểu hiện của những bệnh lý gan như viêm gan mãn, tổn thương gan do rượu bia, viêm gan virus hay thậm chí nghiêm trọng hơn là ung thư gan.
Trường hợp chỉ định xét nghiệm GGT
Thông thường xét nghiệm GGT sẽ được chỉ định cho người bệnh trong những trường hợp sau:
Kết quả xét nghiệm chỉ số GGT
Người bệnh lấy mẫu bệnh phẩm và làm xét nghiệm trong khoảng một giờ đồng hồ sẽ có kết quả về chỉ số men gan GGT. Nếu chỉ số GGT nằm trong giới hạn từ 5 - 60UI/L, tức là chỉ số <60UI/L hoặc tặng nhẹ hơn 1, 2 mức thì được coi là bình thường. Tuy nhiên, chỉ số này ở nam và nữ cũng có sự khác biệt:
Tình trạng bệnh gan ở mức độ nhẹ hay nặng sẽ được chẩn đoán tùy thuộc vào mức tăng của chỉ số này, cụ thể như sau:
Đặc biệt, bệnh lý sẽ rất nghiêm trọng nếu chỉ số GGT tăng tới 5000UI/L, điều này chứng tỏ người bệnh đã mắc bệnh gan mật cấp hoặc ung thư gan.
Chi phí xét nghiệm GGT hết bao nhiêu và bao lâu có kết quả luôn là vấn đề mà nhiều người bệnh quan tâm.
Hiện nay, chi phí xét nghiệm GGT chỉ dao động trong tầm khoảng từ 50.000 đồng đến vài trăm nghìn, tùy thuộc vào từng cơ sở y tế mà bạn chọn làm xét nghiệm. Vì vậy, nếu quan tâm đến chi phí xét nghiệm hết bao nhiêu, người bệnh có thể liên hệ trực tiếp tới hotline của các bệnh viện để được thông tin chính xác nhất.
Về thời gian bao lâu có kết quả cũng tùy thuộc vào bệnh viện hay cơ sở y tế đó. Thông thường, tính từ lúc lấy mẫu bệnh phẩm đến khi có kết quả xét nghiệm sẽ mất tầm 1 đến 2 giờ đồng hồ.
Để kết quả xét nghiệm được chính xác nhất, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
Trên đây là một số thông tin về xét nghiệm men gan. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên, quý độc giả đã biết được khi nào cần xét nghiệm men gan, từ đó chủ động hơn trong quá trình thăm khám và bảo vệ sức khỏe bản thân.
Như Nguyễn
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...