Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Khoai sâm đất là củ gì? Khoai sâm đất ăn sống được không?

Ngày 16/06/2023
Kích thước chữ

Thời gian gần đây, nhiều người dân đổ xô mua khoai sâm đất về ăn vì nó mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Vậy khoai sâm đất là củ gì? Khoai sâm đất ăn sống được không?

Những ngày vừa qua, khoai sâm đất là loại củ đang được nhiều người yêu thích và tìm mua. Bởi lẽ, loại củ này không chỉ có vị ngon ngọt, dễ ăn, mà còn đem lại các lợi ích cho sức khỏe. Để hiểu rõ hơn về công dụng của khoai sâm đất, đồng thời giải đáp khoai sâm đất ăn sống được không, chúng ta cùng tham khảo các thông tin dưới đây.

Khoai sâm đất là củ gì?

Theo thông tin từ Viện Y dược học Dân tộc TP. HCM, củ sâm đất còn được biết đến với các tên gọi khác như Yacon hoặc Hoàng Sin Cô. Trong một số trường hợp, người ta gọi nó là khoai sâm do ngoại hình tương đồng với củ khoai lang. Khoai sâm đất có nguồn gốc từ khu vực Trung Mỹ và đã được nơi đây sử dụng làm thực phẩm từ lâu đời. Khi nhập khẩu vào Việt Nam, khoai sâm đất thường được lấy từ vùng Tân Cương, Trung Quốc.

Khoai sâm đất là củ gì? Khoai sâm đất ăn sống được không 1
Khoai sâm đất có nguồn gốc từ khu vực Trung Mỹ, ngoại hình tương đồng với củ khoai lang

Củ sâm đất hiện nay đã trở thành một đặc sản nổi tiếng của Lào Cai. Tuy rằng bên ngoài nó giống với củ khoai lang, nhưng bên trong có màu vàng nhạt và mang một hương vị hơi giống nhân sâm khi ngửi. Khi ăn sống, bạn sẽ cảm nhận được hương vị ngọt mát và nước củ sâm đất rất nhiều. Nếu dùng để nấu canh, thì khoai sâm đất sẽ dẻo thơm và mang đến hương vị ngọt ngào đặc biệt.

Khoai sâm đất mang lại các công dụng gì cho sức khỏe?

Khoai sâm đất không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà còn giúp cải thiện vẻ đẹp tổng thể. Dưới đây là những lợi ích của sâm đất:

  • Hỗ trợ điều trị ung thư đại tràng: Dưỡng chất FOS có trong khoai sâm đất giúp điều chỉnh vi khuẩn trong đường ruột và tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời hỗ trợ điều trị ung thư đại tràng.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: Củ sâm đất chứa nhiều chất fructooligosaccharide (FOS) giúp giảm hàm lượng glucose trong gan, tăng hoạt động của insulin và hỗ trợ điều trị cho người bị tiểu đường.
  • Giúp hỗ trợ giảm cân: Chất FOS trong khoai sâm đất giúp làm cho cơ thể cảm thấy no và tăng tốc quá trình bài tiết, giúp hỗ trợ quá trình giảm cân.
  • Kiểm soát lượng cholesterol trong máu: Củ sâm đất chứa nhiều thành phần có khả năng kiểm soát lượng cholesterol trong máu, ổn định huyết áp và ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Sâm đất chứa prebiotic giúp kích thích sự phát triển của hệ vi sinh trong cơ thể, tăng khả năng hấp thụ các khoáng chất và vitamin cho hệ tiêu hóa. Nó cũng có tác dụng trong việc điều trị các chứng bệnh như đầy hơi, táo bón, viêm loét dạ dày.
  • Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Chiết xuất từ cây sâm đất giúp giảm lượng natri trong máu, hạ đường huyết, chống oxy hóa và hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
  • Giúp xương chắc khỏe: Củ sâm đất có chất giúp tăng khả năng hấp thụ canxi và các khoáng chất như magie, photpho, giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh loãng xương.
  • Hỗ trợ tăng cường sinh lý: Các thành phần trong khoai sâm đất giúp tăng hàm lượng testosterone tự nhiên trong cơ thể, hỗ trợ điều trị vô sinh và chứng suy giảm sinh dục ở nam giới.

Từ những công dụng kể trên, chúng ta đều biết rằng việc ăn loại củ này sẽ mang đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. 

Khoai sâm đất là củ gì? Khoai sâm đất ăn sống được không 2
Khoai sâm đất có công dụng giảm cholesterol trong máu, hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tim mạch, tiểu đường,...

Khoai sâm đất ăn sống được không?

Vậy ăn khoai sâm đất như thế nào là đúng cách? Khoai sâm đất ăn sống được không chính là thắc mắc chung của nhiều người dùng hiện nay. Theo chia sẻ của nhiều người củ sâm đất có vị giòn ngọt, thanh mát, vì thế có thể ăn sống, xào, nấu canh hoặc ngâm rượu. Bạn chỉ cần dùng dao gọt sạch lớp vỏ bên ngoài, cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn là đã có thể thưởng thức khoai sâm đất. Nếu không thích vị ngọt quá mức, thì bạn cũng có thể tận dụng củ sâm đất để nấu canh, nấu súp, hoặc đem đi nướng chín. Loại củ có thể bảo quản đến 6 tháng ở nhiệt độ bình thường, khi phơi nắng hoặc nấu canh, củ có vị ngọt đậm đà và dẻo hơn.

Tuy rằng sâm đất mang lại nhiều công dụng tốt cho cơ thể, nhưng không phải ai cũng có thể ăn loại củ này. Một số nhóm người nên hạn chế hoặc không nên ăn củ khoai sâm đất để tránh ảnh hưởng sức khỏe. Cụ thể bao gồm: Người bị tiểu đường, người bị dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong sâm đất, phụ nữ đang mang thai, bệnh nhân đang điều trị rối loạn chức năng thận hoặc bệnh gout,...

Khoai sâm đất là củ gì? Khoai sâm đất ăn sống được không 3
Khoai sâm đất ăn sống được không? Bạn chỉ cần gọt vỏ ngoài sạch sẽ là có thể ăn bình thường

Những điều cần lưu ý khi sử dụng khoai sâm đất

Sâm đất rất bổ dưỡng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng sâm đất không đúng cách hoặc thường xuyên sử dụng trong thời gian dài sẽ có thể có nguy cơ bị ngộ độc. 

Người bị ngộ độc củ sâm đất có thể xuất hiện các triệu chứng như: Buồn nôn, vã mồ hôi, tiêu chảy, mất ngủ, bứt rứt, phát ban…

Vậy khoai sâm đất ăn sống được không? Củ sâm đất không chỉ có hương vị ngon, ngọt, dễ ăn mà còn mang lại nhiều công dụng đối với sức khỏe. Vì vậy bạn có thể ăn sống loại củ này hoặc chế biến thành những món ăn ngon, dễ làm và tốt cho sức khỏe. Khi chọn mua khoai sâm đất, bạn nên lựa những củ to, chắc tay, không bị sâu mọt và bảo quản ở nhiệt độ bình thường, có thể phơi nắng để củ dẻo ngọt hơn.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin