Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Khoai sọ mọc mầm có ăn được không? Chị em nên biết!

Ngày 13/01/2023
Kích thước chữ

Cũng giống như những loại cây họ củ khác, khoai sọ ngay cả khi được nhổ lên vẫn có thể tiếp tục mọc mầm. Vậy bạn có biết khoai sọ mọc mầm có ăn được không?

Do có giá thành rẻ, lại có nhiều chất dinh dưỡng nên khoai sọ được cả người lớn và trẻ em vô cùng yêu thích. Bởi vậy, có không ít các bà nội trợ mua về rất nhiều khoai sọ và bảo quản trong căn bếp của gia đình. Tuy nhiên, khoai sọ để quá lâu sẽ có hiện tượng mọc mầm khiến nhiều người không khỏi lo lắng. Vậy khoai sọ mọc mầm có ăn được không? 

Khoai sọ mọc mầm có ăn được không? 

“Khoai sọ mọc mầm có ăn được không?” là câu hỏi chung của rất nhiều bà nội trợ. Theo các chuyên gia, khoai sọ mọc mầm là không thể ăn được. Không những vậy, họ nhà khoai nói chung, bao gồm: Khoai lang, khoai tây, khoai môn,... khi đã mọc mầm sau khi nhổ lên khỏi mặt đất thì không được khuyến khích sử dụng tiếp.

Nguyên nhân là do quá trình mọc mầm sẽ gây biến đổi các dưỡng chất trong khoai. Ngoài ra, quá trình mọc mầm tạo ra một hợp chất mới có tên là solaine, nằm ở phía chân mầm. Đây là một loại chất cực độc, có khả năng gây ra các triệu chứng bất thường ở con người như: Đau bụng dữ dội, chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, cao huyết áp,...

Mầm càng già thì lượng chất solaine càng nhiều, chất độc ngấm vào thịt củ cũng nhiều hơn. Nếu vô tình ăn phải khoai sọ đã mọc mầm, bạn sẽ thấy vị đắng khó chịu, khoai mất đi mùi thơm ngon bình thường. 

Khoai sọ mọc mầm có ăn được không - Chị em nên biết! 1 Khoai sọ mọc mầm có ăn được không? Khoai sọ mọc mầm không thể ăn được! 

Loại thực phẩm nào mọc mầm vẫn ăn được? 

Khoai sọ mọc mầm có ăn được không? Khoai sọ mọc mầm không ăn được, nhưng vẫn có những loại cây khi mọc mầm thì bạn vẫn có thể chế biến bình thường. Không những thế, nó còn làm tăng hàm lượng dinh dưỡng có trong thực phẩm lên gấp nhiều lần. Đó là: 

Tỏi mọc mầm 

Ngay từ thời xa xưa, người ta đã phát hiện ra vị the, cay của tỏi bắt nguồn từ 1 chất có khả năng sát khuẩn rất tốt trong các tép tỏi. Trong đó, mầm tỏi là bộ phận chứa nhiều dưỡng chất nhất. 

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn mầm tỏi sẽ giúp con người nâng cao hệ miễn dịch, chống lại các cơn cảm cúm, hen suyễn,... Mầm tỏi chứa nhiều vitamin A, vitamin C, chất xơ, chất chống oxy hóa,... nên ăn loại thực phẩm này sẽ giúp bạn ngăn chặn các khối u gây nguy cơ ung thư. 

Đậu tương mọc mầm 

Cũng giống như tỏi, đậu tương mọc mầm rất tốt cho sức khỏe của người sử dụng. Thông thường, người ta thường thu hoạch đậu tương mọc mầm để làm sữa đậu nành, hoặc nấu các món súp,... Đậu tương mọc mầm cho hương vị thơm ngon, bùi béo mà lại cung cấp rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể. 

Khoai sọ mọc mầm có ăn được không - Chị em nên biết! 2 Đậu tương mọc mầm rất tốt cho sức khỏe con người 

Đậu Hà Lan mọc mầm 

Đậu Hà Lan khi mọc mầm không chỉ không biến đổi chất dinh dưỡng mà hàm lượng của các chất này còn được nhân lên nhanh chóng. Vì vậy, nếu phát hiện túi đậu Hà Lan được bảo quản trong căn bếp bỗng mọc mầm, bạn hãy chế biến chúng thành các món ăn ngon và thưởng thức cùng gia đình nhé! 

Gạo lứt mọc mầm 

Gạo lứt hẳn đã không còn xa lạ với chế độ ăn lành mạnh, đặc biệt là những người có nhu cầu giảm cân, giảm mỡ. Khác với hạt gạo lứt vừa cứng, vừa khô, mầm gạo lứt lại rất mềm để bạn sáng tạo ra nhiều món ăn ngon. 

Ngay cả Nhật Bản, một đất nước nổi tiếng với chế độ dinh dưỡng hàng đầu thế giới cũng lựa chọn mầm gạo lứt là loại thực phẩm cần được bổ sung hàng ngày. 

Tam giác mạch mọc mầm 

Tam giác mạch là cái tên nghe có vẻ xa lạ nhưng thực chất, nó lại là loại thực phẩm có khả năng chữa bệnh rất tốt, đặc biệt là mầm tam giác mạch. Khi mọc mầm, hàm lượng chất xơ có trong tam giác mạch sẽ tăng lên, góp phần làm hạ đường huyết, cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ ở người bệnh. Người thường xuyên khó tiêu, rối loạn tiêu hóa,... cũng được khuyến khích nên ăn mầm tam giác mạch thường xuyên. 

Khoai sọ mọc mầm có ăn được không - Chị em nên biết! 3 Mầm tam giác mạch bùi, béo nên được dùng để chế biến thành nhiều món ăn ngon

Loại thực phẩm nào không nên ăn khi mọc mầm? 

Khoai sọ mọc mầm có ăn được không? Câu trả lời là Không. Bên cạnh các loại khoai vừa kể trên, vẫn còn rất những loại thực vật mà khi chúng mọc mầm sẽ tích tụ thành độc tố bên trong. Cụ thể: 

Măng mọc mầm, sắn mọc mầm 

Cũng tương tự như khoai mọc mầm, mầm măng và mầm sắn chứa rất nhiều độc tố alkaloid solanine. Nếu không may bị ngộ độc, người bệnh cần nhanh chóng được cấp cứu tại các cơ sở y tế để được đảm bảo về sức khỏe và tính mạng. 

Lạc mọc mầm 

Lạc mọc mầm cũng là loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, nếu thấy lạc mua về bị mọc mầm, bạn chỉ có thể bỏ đi mà thôi. 

Gừng mọc mầm 

Trong củ gừng mọc mầm có chứa một lượng lớn chất lưu huỳnh không tốt cho gan. Lưu huỳnh khi đi vào cơ thể có thể khiến cho gan bị nhiễm độc, gây quá tải và làm giảm chức năng gan. 

Khoai sọ mọc mầm có ăn được không - Chị em nên biết! 4 Chất độc từ mầm gừng khi đi vào cơ thể sẽ tàn phá các cơ quan, nội tạng 

Bài viết này đã giúp bạn trả lời câu hỏi: “Khoai sọ mọc mầm có ăn được không?”. Hy vọng bạn sẽ trở thành bà nội trợ thông thái trong việc bếp núc và chăm sóc gia đình nhé! 

Thu Trang 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin