Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi mang thai, cơ thể của mẹ bầu có rất nhiều sự thay đổi, trở nên nhạy cảm hơn và hệ miễn dịch cũng kém hơn so với những người bình thường khác. Chính vì thế, vấn đề chăm sóc cũng như bảo vệ sức khỏe của bà bầu rất được quan tâm, các chuyên gia cũng khuyến cáo chị em nên tiêm phòng đủ loại vắc xin trước khi có em bé. Vậy không tiêm phòng trước khi mang thai ảnh hưởng như thế nào đến thai kỳ? Mời bạn tìm hiểu thông qua bài viết sau.
Việc lên kế hoạch tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin trước khi quyết định mang thai là rất quan trọng và thật sự cần thiết. Tuy nhiên, rất nhiều chị em lại lơ là, chủ quan với việc này, tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn xâm nhập gây tác động xấu đến sức khoẻ của giai đoạn mang thai của mẹ bầu, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vậy trường hợp không tiêm phòng trước khi mang thai ảnh hưởng như thế nào đến thai kỳ? Mời bạn tham khảo qua bài viết bên dưới.
Thực hiện tiêm phòng trước khi mang thai đặc biệt quan trọng, mang lại rất nhiều lợi ích như gia tăng hệ miễn dịch của mẹ, đồng thời bảo vệ toàn diện cho sức khỏe của thai nhi. Khi mang thai, hệ miễn dịch của phụ nữ sẽ suy yếu nên rất dễ lây nhiễm bệnh cảm cúm, nhiễm lạnh hoặc mắc nhiều bệnh truyền nhiễm như sởi, quai bị, thủy đậu, Rubella... gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, thậm chí đối mặt với nguy cơ dị tật bẩm sinh, sinh non, thai ngừng phát triển...
Việc người mẹ thực hiện tiêm phòng trước khi mang thai còn giúp tạo miễn dịch thụ động cho bé ngay sau khi vừa chào đời. Một số loại vắc xin có khả năng tạo sức đề kháng cho trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Đây là lớp lá chắn bảo vệ trẻ trong giai đoạn đầu mới sinh, khi cơ thể còn non nớt và dễ nhiễm bệnh.
Do đó, phụ nữ nên tìm hiểu về những loại vắc xin mình cần tiêm trước khi mang bầu thai và lựa chọn thời điểm tiêm chủng thích hợp nhất.
Trên thực tế, việc tiêm phòng trước khi mang thai là không bắt buộc. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai hệ thống miễn dịch của mẹ bầu có sự suy giảm. Việc tiêm phòng vắc xin sẽ giúp mẹ bầu giảm đến mức tối thiểu khả năng mắc các bệnh lý nguy hiểm. Một số bệnh lý truyền nhiễm như sởi, quai bị, Rubella, thuỷ đậu, cúm… có thể khiến trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh hoặc mắc bệnh bẩm sinh do lây truyền từ mẹ. Một số trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra như thai nhi ngừng phát triển, thai chết lưu hay sinh non.
Các kháng thể của mẹ bầu sẽ truyền qua cơ thể của thai nhi, tạo thành hệ miễn dịch thụ động cho các em bé ngay sau khi sinh ra. Việc mẹ bầu tiêm phòng đầy đủ sẽ tạo cho cơ thể một hệ miễn dịch vững mạnh để bảo vệ đứa bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Nếu thai nhi không được nhận miễn dịch thụ động từ mẹ thì khi mẹ bầu mắc bệnh sẽ gây dễ nguy hiểm đến em bé trong bụng.
Cụ thể, khi mẹ bị mắc bệnh quai bị trong ba tháng đầu thai kỳ thì có thể dọa sảy thai, còn khi mắc bệnh trong ba tháng cuối thai kỳ thì tỷ lệ cao thai nhi sẽ mắc dị tật bẩm sinh, chết lưu hoặc sinh non. Ngoài ra những bệnh lý khác như thuỷ đậu, viêm gan siêu vi B… cũng làm gia tăng khả năng mắc bệnh của thai nhi.
Câu hỏi được nhiều chị em quan tâm đó là thời điểm nào thích hợp để tiêm phòng trước khi mang thai? Tuỳ từng loại vắc xin mà sẽ có những thời điểm tiêm phòng khác nhau.
Đối với các loại vắc xin sống giảm độc lực thường được khuyến cáo tiêm phòng trước khi có kế hoạch mang thai ít nhất là 3 tháng. Đây là khoảng thời gian để vắc xin có thể phát huy tác dụng của mình và cũng như phòng tránh những ảnh hưởng không mong muốn đến sức khoẻ của thai nhi. Còn đối với vắc xin bất hoạt thì cần tiến hành tiêm phòng ít nhất một tháng trước khi mang thai. Mỗi loại vắc xin cụ thể sẽ có thời gian tiêm phòng khác nhau, chính vì thế chị em nên tìm hiểu trước để lên kế hoạch sinh con phù hợp.
Một số loại vắc xin được bào chế từ virus hoặc vi khuẩn sống, vì vậy cần được tiêm phòng trước khi mang thai. Nếu mẹ bầu muốn tiêm chủng các loại vắc xin này thì cần phải ngừa thai ít nhất là 3 tháng.
Bên cạnh đó, một số loại vắc xin vẫn có thể tiến hành tiêm chủng trong thai kỳ, chẳng hạn như:
Với vắc xin ngừa cúm và viêm gan B, bà bầu vẫn có thể tiêm bù trong thai kỳ nếu chưa kịp hoàn thành việc tiêm chủng hai loại vắc xin này trước khi có thai. Còn với vắc xin thủy đậu, Rubella, chị em tuyệt đối không được tiêm trong giai đoạn mang thai.
Không tiêm phòng trước khi mang thai ảnh hưởng như thế nào đến thai kỳ đã được giải thích cụ thể trong bài viết trên. Hy vọng thông qua bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về tầm quan trọng của tiêm phòng vắc xin cũng như những tác hại không mong muốn xảy ra khi bị nhiễm bệnh trong quá trình mang thai. Hãy chuẩn bị một hành trang thật đầy đủ với một sức khỏe thật tốt để tiếp tục hành trình chào đón một thiên thần nhỏ đến với thế giới mẹ nhé!
Trung tâm tiêm chủng Long Châu hiện cung cấp dịch vụ tiêm chủng với đa dạng các loại vắc xin dành cho phụ nữ trước khi mang thai. Khách hàng đến sử dụng dịch vụ tiêm vắc xin sẽ được tư vấn về vắc xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc khách hàng sau tiêm chủng nhằm đảm bảo hiệu quả tốt và an toàn nhất cho người tiêm vắc xin.
Xem thêm: Mẹ bầu 35 tuần ra nhiều khí hư có đáng lo ngại không?
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.