Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Kiến ba khoang là loại côn trùng độc hại, tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu bị dính một ít dịch của nó cũng đủ khiến bạn bị sưng rộp và có thể bị nhiều biến chứng nếu không được xử lý và chăm sóc đúng cách. Vậy khi bị kiến ba khoang cắn bôi acyclovir được không?
Thời tiết vào thu sẽ khiến kiến ba khoang xâm nhập vào nhà nhiều hơn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình bạn. Nhiều người không biết khi bị kiến ba khoang cắn bôi acyclovir được hay không. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Kiến ba khoang (tên khoa học là Paederus fuscipes) là loại bọ cánh cứng. Kiến ba khoang có thân hình thon dài cỡ hạt gạo, cơ thể bao gồm đầu - ngực - bụng. Chúng có ba đôi chân, bụng có đốt, thon nhọn về phần đuôi. Đây là loài kiến có cánh trong suốt, chúng hiếm khi bay nhưng bò rất nhanh. Kiến ba khoang có phần đầu và phần bụng dưới màu đen, đầu của chúng nhỏ, riêng phần ngực và bụng trên có màu đỏ, vùng trên giữa phát quang ngũ sắc, óng ánh xanh.
Kiến ba khoang thường sống ở nơi nóng ẩm vì vậy mà chúng khá phổ biến ở những nơi có khí hậu ẩm ướt. Kiến ba khoang thường xuất hiện nhiều ở ruộng, bãi cỏ, bãi rác, các công trình xây dựng,... Điều đặc biệt là kiến ba khoang thích ánh sáng điện, hơn hết là từ đèn huỳnh quang.
Trước khi giải đáp kiến ba khoang cắn bôi acyclovir được không, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một số biểu hiện khi bị kiến ba khoang cắn. Thông thường các vùng da bị ảnh hưởng do kiến ba khoang cắn là vùng da mặt, cổ hoặc cánh tay. Sau 24 giờ kể từ thời điểm bị kiến ba khoang cắn, bạn sẽ nhận thấy các dấu hiệu xung quanh vùng da bị đốt sưng và ngứa nghiêm trọng.
Từ sau 2 đến 3 ngày, vùng da tổn thương sẽ đỏ dần, sưng phồng và đồng thời xuất hiện các mụn nước nhỏ (giống các vết bỏng). Vùng da quanh các khớp nơi đè trúng kiến sẽ xuất hiện các tổn thương đối xứng. Các mụn nước này sẽ vỡ ra và tụ lại thành vết thương bỏng, sau đó xuất hiện các vết vảy.
Các triệu chứng bắt đầu và dần hồi phục trong vòng từ 2 đến 3 tuần. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể phát triển thành đợt nhiễm khuẩn thứ 2 - một dạng nhiễm khuẩn ngoài da và vùng da tổn thương có thể chuyển thành đốm đen. Chất dịch của kiến ba khoang chứa loại độc là pederin - một loại độc tố được cho là độc hơn nọc độc rắn hổ mang, nhưng do chỉ tiếp xúc ngoài da và lượng tiếp xúc nhỏ nên không đủ gây chết người như nọc rắn. Nếu bạn dùng tay chạm vào chất dịch mà dụi lên mắt sẽ khiến mắt sưng đỏ thậm chí dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Kiến ba khoang cắn thường gây nên tình trạng viêm da. Đa số mọi người thường nhầm lẫn giữa viêm da do tiếp xúc với kiến ba khoang và bệnh zona, bởi chúng đều có đặc điểm là gây ra tình trạng bọng nước. Tuy nhiên, zona là bệnh do virus gây nên, không giống với viêm da do tiếp xúc với dịch nhầy của kiến ba khoang. Chính vì vậy mà nhiều người cho rằng bị kiến ba khoang cắn thì bôi acyclovir.
Tuy nhiên, điều này là không chính xác bởi acyclovir là một loại thuốc sử dụng để điều trị bệnh ngoài da, chỉ có tác dụng với bệnh zona thần kinh, thủy đậu hay nhiễm virus herpes simplex. Trường hợp kiến ba khoang cắn bôi acyclovir sẽ không có tác dụng mà thậm chí có thể gây tổn thương sâu hơn, gây cản trở quá trình điều trị và làm cho việc khỏi bệnh trở nên chậm chạp hơn nếu sử dụng quá nhiều. Do đó, khi bị cắn bởi kiến ba khoang, không nên sử dụng Acyclovir để bôi vào vết cắn.
Để giảm thiểu những tổn thương do kiến ba khoang cắn, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Nếu kiến ba khoang đang cắn bạn thì bạn cần loại bỏ chúng ra ngay, tuy nhiên tuyệt đối không được đập chúng mà phải sử dụng một vật nào đó để gạt chúng ra. Bởi nếu bạn đập kiến ba khoang sẽ khiến da bạn tiếp xúc với chất dịch của kiến, khiến tình trạng viêm da nặng hơn. Sau đó, dùng cồn 70 độ hoặc xà phòng dịu nhẹ để làm sạch vùng da bị tổn thương, điều này giúp bạn giảm cảm giác khó chịu trên da. Tiếp đó, bôi mỡ corticoid và kem phenaegan.
Lưu ý rằng không bôi những loại thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ để tránh trường hợp làm tổn thương sâu, khiến vết thương lâu khô và bỏng rát lâu hơn. Nếu trường hợp vết thương lan rộng, gây sốt, khó chịu,... thì bạn cần đến thăm khám bác sĩ sớm nhất để kịp thời có cách điều trị phù hợp.
Khi bị kiến ba khoang cắn bạn không nên gãi, điều này sẽ khiến vết thương loét sâu hơn. Mặt khác, tay bạn có thể chứa rất nhiều vi khuẩn và bụi bẩn, vì vậy khi bạn gãi lên vết thương sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng và làm dịch tiết lan sang các vùng da xung quanh vùng tổn thương.
Để tránh bị kiến ba khoang cắn, bạn nên:
Mặc dù kiến ba khoang cắn không gây ảnh hưởng đến tính mạng, tuy nhiên bạn cần phải xử lý tốt để tránh những biến chứng có thể xảy ra. Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn sẽ trả lời được câu hỏi kiến ba khoang cắn bôi acyclovir được không, đồng thời có thêm những kiến thức cần thiết để bảo vệ bản thân và người thân khi bị kiến ba khoang cắn.
Xem thêm: Giải đáp: Bị kiến ba khoang cắn kiêng ăn gì để mau khỏi?