Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp/
  4. Chăm sóc cơ thể

Kính áp tròng bị kẹt trong mắt phải xử lý thế nào?

Ngày 12/06/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Kính áp tròng bị kẹt trong mắt là hiện tượng dễ gặp phải ở những ai thường xuyên đeo lens. Vậy phải làm gì vào lúc này để bảo vệ tốt nhất cho đôi mắt là thắc mắc được đặt ra.

Kính áp tròng hay được mọi người gọi là lens là loại kính mang tính thẩm mỹ khi sử dụng. Đặt biệt những ai muốn có ngoại hình hoàn hảo, việc đeo kính áp tròng diễn ra thường xuyên. Tuy nhiên thực tế có nhiều tranh cãi xung quanh ảnh hưởng của loại kính này với thị lực, đặc biệt tình trạng kính áp tròng bị kẹt trong mắt rất dễ mắc phải.

Kính áp tròng là gì?

Kính áp tròng có đặc điểm là chúng được thiết kế phù hợp để tiếp xúc trực tiếp với tròng mắt, ôm sát vào giác mạc, có độ cong phù hợp để mắt được điều tiết bình thường. Hiện nay chất liệu tạo nên kính áp tròng ngày càng được nâng cấp và an toàn với thị lực, chúng hỗ trợ điều trị các tật khúc xạ về mắt như loạn thị, viễn thị, lão thị, cận thị. Đặc biệt hơn, loại kính này có nhiều màu sắc khác nhau nên có thể sử dụng để tăng tính thẩm mỹ cho đôi mắt.

Kính áp tròng bị kẹt trong mắt: Cách xử lý và phương pháp phòng tránh 1
Kính áp tròng được nhiều người sử dụng hiện nay

Trước khi tìm hiểu về kính áp tròng bị kẹt trong mắt, ta cùng điểm qua những loại kính áp tròng hiện có:

  • Kính mềm: Lúc này kính được thấm nước và tiếp xúc nhẹ nhàng với tròng mắt, giúp thẩm thấu oxygen cũng như đem lại cảm giác thoải mái cho người đeo.
  • Kính cứng: Kính được làm từ nguyên liệu LRPO và có kích thước nhỏ, phù hợp với giác mạc cũng như tăng mức độ thẩm thấu oxygen.

Ngoài ra sự đa dạng của chúng còn được thể hiện ở tần suất sử dụng. Sẽ có kính chỉ dùng trong ngày, kính dùng hàng tháng, kính chuyên bảo vệ mắt hay kính để thay đổi màu mắt. Ưu điểm của kính áp tròng là tăng tính thẩm mỹ khi đeo, không gọng nên dễ dàng sử dụng mà không lo bị rơi hay vỡ. Tuy nhiên một số hạn chế có thể dễ dàng nhận ra ở kính áp tròng là dễ khiến mắt bị viêm loét, tổn thương giác mạc. Đặc biệt vấn đề vệ sinh hay cách đeo kính mất nhiều thời gian.

Kính áp tròng bị kẹt trong mắt phải xử lý thế nào?

Với những ai lần đầu bị kẹt kính trong mắt, chắc chắn sẽ khá hoảng sợ, lúng túng. Lúc này bạn phải bình tĩnh vệ sinh tay thật sạch sẽ để tiến hành tháo kính đúng cách:

  • Xác định vị trí kính: Đầu tiên bạn phải biết chính xác kính áp tròng đang kẹt ở vị trí nào trong mắt. Nguyên nhân kính áp tròng bị kẹt có thể do kính bị khô, dính vào phần giác mạc nên khó gỡ ra. Vị trí thường bị kẹt là ở trong hốc mắt nên hãy chú ý trong khi tháo kính.
  • Làm ẩm kính: Những ai đeo kính áp tròng qua đêm dễ gặp tình trạng này hơn bởi chúng bị khô lại trên giác mạc. Tốt nhất phải làm ẩm kính áp tròng, thêm nước nhỏ mắt vào để chúng mềm hơn. Thực tế dung dịch nhỏ mắt đóng vai trò như chất bôi trơn, tránh sự ma sát và hạn chế giác mạc bị xước.
  • Tháo kính: Nếu bạn đang đeo kính áp tròng mềm, sau nhỏ mắt hãy nhắm mặt lại một lúc để kính được làm mềm. Tiếp đến hãy xoa bóp mí mắt trên cho đến khi bạn cảm nhận kính chuyển động. Nhưng nếu kính vẫn còn bị kẹt thì tiếp tục nhỏ nước nhỏ mắt, chớp mắt thường xuyên, chúng tự do di chuyển là lúc bạn lấy kính áp tròng ra hiệu quả nhất. Với kính áp tròng cứng, bạn không xoa bóp mí trên bởi cách này làm tổn thương mắt. Hãy dùng đầu tay phần đệm thịt ấn nhẹ vào bên ngoài mép thấu kính để tháo kính ra. Cảm nhận chưa "trơn tru" khi thực hiện thì tiếp tục nhỏ nước nhỏ mắt vào.
Kính áp tròng bị kẹt trong mắt: Cách xử lý và phương pháp phòng tránh 2
Kính áp tròng bị kẹt trong mắt phải làm sao? Nhỏ mắt làm mềm kính là việc nên thực hiện

Những ai gặp kính áp tròng bị kẹt trong mắt, sau khi xử lý thành công có thể gây cay mắt. Bạn cần khoảng vài giờ để mắt dịu đi và nên dùng nước nhỏ mắt nhiều hơn. Nếu bình thường thì khoảng 1 giờ đồng hồ sau là tình trạng cay mắt sẽ biến mất, nếu không cần đến cơ sở y tế để thăm khám.

Lưu ý gì khi đeo kính áp tròng?

Đeo kính áp tròng buộc bạn phải thực hiện đúng khi đeo và giữ gìn vệ sinh tốt. Một số lưu ý cần nắm để bảo vệ đôi mắt khi dùng loại kính này có thể kể đến:

Sử dụng kính áp tròng chất lượng

Hiện nay trên thị trường có đa dạng kính áp tròng. Tuy nhiên bạn phải cân nhắc chọn kính áp tròng có thương hiệu tốt, được làm từ chất liệu an toàn cho sức khỏe. Đặc biệt không sử dụng lại kính áp tròng dùng 1 lần. Chỉ sử dụng nước vệ sinh chuyên dùng để rửa kính áp tròng, không dùng bất kỳ loại nước thay thế nào.

Vệ sinh tay trước khi đeo kính

Đặc điểm kính áp tròng được áp sát vào tròng mắt và để thực hiện quá trình này ngón tay của bạn phải tiếp xúc với kính. Vậy nên cần giữ sạch tay bằng cách rửa tay bằng xà phòng, nên thấm ngón tay sẽ đeo kính vào dung dịch nước ngâm lens để đeo chúng dễ dàng hơn. Đảm bảo đợi tay khô trước khi thực hiện đeo kính.

Kính áp tròng bị kẹt trong mắt: Cách xử lý và phương pháp phòng tránh 3
Rửa tay bằng xà phòng trước khi đeo kính áp tròng

Không đeo kính áp tròng quá lâu

Tình trạng kính áp tròng bị kẹt trong mắt dễ xảy ra ở người đeo kính qua đêm hay đeo trong thời gian dài trong ngày. Vậy nên chỉ sử dụng kính áp tròng khi thực sự cần thiết và nếu có cơ hội hãy tháo kính ra để mắt được nghỉ. Đeo kính lâu khiến giác mạc ngừng tiếp xúc với không khí dễ dẫn đến viêm giác mạc.

Trên đây là những chia sẻ về kính áp tròng bị kẹt trong mắt. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn hiểu hơn về loại kính này và có cho bản thân cách xử lý tình huống cũng như sử dụng chúng khoa học.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Trần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin