Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ngày nay, có nhiều bạn trẻ nuôi kỳ nhông trong nhà như một loại thú cưng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết kỳ nhông có độc không. Cùng tìm hiểu những thông tin thú vị về loài động vật này trong bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu nhé!
Kỳ nhông là một loài động vật có hình dáng vô cùng đặc biệt. Vì vậy, những năm gần đây, tại Việt Nam bắt đầu “rầm rộ” thú nuôi kỳ nhông làm cảnh. Tuy nhiên, bạn cũng cần hiểu rõ kỳ nhông có độc không, cũng như nuôi kỳ nhông sao cho đúng cách. Những kiến thức cơ bản mà Nhà thuốc Long Châu giới thiệu dưới đây sẽ rất cần thiết cho bạn trước khi quyết định nuôi loài vật này đấy!
Kỳ nhông hay còn được biết đến với cái tên khác là nhông cát, dông cát, hoặc giông cát. Đây là loài bò sát bản địa đặc trưng ở khu vực Đông Nam Á nên bạn có thể dễ dàng bắt gặp loài vật này tại Việt Nam. Ngoài ra, chúng cũng xuất hiện nhiều ở Thái Lan, Myanmar, Lào, Indonesia, Campuchia,...
Điểm đặc trưng nhất của loài kỳ nhông là các đốm nhỏ trên lưng phân bố rải rác thành mạng lưới. Chúng có thể tạo thành những vệt sọc lớn màu đen hoặc cam chạy dọc hai bên hông. Loài kỳ nhông thường sống và làm tổ ở những khu vực có nhiều đất cát. Do là động vật máu lạnh nên chúng thường ra khỏi hang vào buổi sáng. Hành vi này không chỉ có tác dụng sưởi ấm, điều hòa nhiệt độ cơ thể mà còn có thể tìm kiếm thức ăn và gây ấn tượng với các con cái. Khi mặt trời lặn, kỳ nhông sẽ quay trở về hang và lấp cát để đóng cửa hang.
Thức ăn chủ yếu của loài vật này là lá cây, chồi cây, rau, củ, quả,... thậm chí là côn trùng và bọ cánh cứng. Với khả năng leo trèo tốt và nhảy xa đến hàng mét, chúng có thể dễ dàng kiếm ăn cả ở những nơi có địa hình cao.
Kỳ nhông có độc không là thắc mắc của nhiều người. Theo các chuyên gia động vật học, vết cắn của kỳ nhông không độc. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tuyến nọc độc của kỳ nhông thường bị teo nên chỉ tạo ra một loại nọc độc rất yếu. Hàm lượng này là không đủ để gây nhiễm độc cho con người.
Tuy nhiên, nó vẫn có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng đối với sức khỏe con người. Nguyên nhân là bởi loài vật này sở hữu hàm răng vô cùng sắc nhọn nên vết cắt do răng của chúng cũng rất sâu, thường gây chảy máu và khó xử lý. Thông thường, kỳ nhông khi bị kích động sẽ tấn công vào các điểm yếu của con người như: Ngón tay, mắt cá chân, cổ tay hoặc mặt.
Do đó, mặc dù không có nguy cơ bị ngộ độc nhưng nếu phát hiện bản thân bị kỳ nhông cắn, bạn vẫn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám cụ thể và có hướng xử trí kịp thời.
Vậy kỳ nhông có độc không? Câu trả lời là không. Trên thực tế, bạn hoàn toàn có thể nuôi loài động vật này như một thú cưng trong nhà. Tuy nhiên, bạn cũng cần cân nhắc những ưu điểm và nhược điểm dưới đây:
Kỳ nhông có những ưu điểm sau:
Bên cạnh đó, kỳ nhông cũng có một số nhược điểm như:
Kỳ nhông có độc không đã được giải đáp. Để quá trình nuôi kỳ nhông được thành công, bạn cần học cách chăm sóc chúng. Nguyên nhân là bởi môi trường sống khác biệt nên kỳ nhông khó làm quen được với không gian sống trong nhà như những loài động vật khác. Cụ thể:
Yếu tố cơ bản đảm bảo việc kỳ nhông phát triển khỏe mạnh là đồ ăn và nước uống. Bạn có thể cho chúng uống nước lấy trực tiếp từ vòi. Ngoài ra, cung cấp thức ăn hàng ngày cho chúng, bao gồm: Côn trùng, giun đất và rau xanh.
Môi trường sống của kỳ nhông cần có độ ẩm cao và nhiệt độ ấm vừa phải. Do đó, bạn nên trang bị thêm đèn basking và đèn hồng ngoại để tạo ra nhiệt độ và ánh sáng cần thiết. Đồng thời, thường xuyên thay nước và vệ sinh lồng để môi trường sống thú cưng luôn sạch sẽ, thoáng mát.
Để thú cưng có sự liên kết chặt chẽ với người chủ, bạn cần phải tương tác thường xuyên với chúng. Mỗi ngày, bạn nên dành khoảng 1 - 2 tiếng để chơi cùng kỳ nhông hoặc huấn luyện chúng để tăng cường cảm giác quen thuộc.
Khi gặp phải nguy hiểm, kỳ nhông có thể sẵn sàng tấn công đối phương. Do đó, nếu thả kỳ nhông ra và muốn bắt lại, bạn cần sử dụng bẫy và đặt mồi vào bên trong. Lưới cũng là một công cụ hiệu quả để bắt kỳ nhông. Bạn có thể dễ dàng bắt kỳ nhông bằng lưới khi chúng đang nghỉ ngơi hoặc ngủ.
Trong trường hợp không có các dụng cụ hỗ trợ chuyên dụng, bạn có thể trực tiếp bắt kỳ nhông bằng tay. Tuy nhiên, hãy lưu ý đeo thêm găng tay để bảo vệ đôi tay của mình nhé!
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất xoay quanh chủ đề: “Kỳ nhông có độc không? Có nên nuôi kỳ nhông trong nhà không?”. Hãy cân nhắc kỹ về những ưu, nhược điểm của loài vật này trước khi quyết định nuôi chúng nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.