Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Làm sao để bé không thức khuya: Ba mẹ nên làm gì?

Ngày 20/03/2022
Kích thước chữ

Trẻ càng thức khuya, đi ngủ muộn sẽ hạn chế chiều cao và trí não. Vì thế ba mẹ cần cho trẻ đi ngủ đúng giờ, ngon giấc.

Giấc ngủ quan trọng đối với tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Đảm bảo cho trẻ phát triển đầy đủ thể chất và trí não. Bên cạnh đó tinh thần của trẻ được thoải mái, tích cực tham gia các hoạt động vui chơi, học tập. Nhưng nếu trẻ không chịu ngủ sớm, các bậc cha mẹ nên làm sao để bé không thức khuya thì tiếp tục theo dõi bài viết dưới nhé!

Điều gì khiến trẻ thức khuya, không chịu ngủ?

Trẻ có đang có vấn đề sức khỏe nào không? Trẻ có bị thiếu cân? Chiều cao có phát triển không? Vì thiếu dinh dưỡng cũng là nguyên nhân khiến trẻ mệt mỏi và khó ngủ.

  • Nhu cầu giấc ngủ khác nhau: Mỗi trẻ có nhu cầu ngủ khác nhau, có trẻ chỉ cần ngủ 9 tiếng nhưng có trẻ ngủ 11 tiếng mới cảm thấy nạp đủ năng lượng và cảm thấy vui vẻ vào ngày hôm sau.
  • Trẻ đang quá phấn khích: Nếu các thành viên trong gia đình vẫn còn thức và vui chơi thì trẻ sẽ chưa muốn đi ngủ.
  • Giấc ngủ trưa chưa phù hợp: Nếu trẻ ngủ trưa quá nhiều cũng sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ buổi tối. Nếu ban ngày trẻ ngủ trưa vừa phải và vui chơi nhiều thì tối trẻ sẽ tự động thấy mệt và buồn ngủ.
  • Trẻ có ăn quá nhiều ngay sát giờ ngủ hoặc khó ngủ do đói.
  • Phòng ngủ có thoáng đãng, yên tĩnh, có ánh sáng tối thiểu không?
  • Bé có cần mẹ ru ngủ mỗi ngày.
Làm sao để bé không thức khuya Làm sao để bé không thức khuya là trăn trở của nhiều phụ huynh

Cách giúp trẻ đi ngủ sớm, không thức khuya

Để cải thiện tình trạng thức khuya của trẻ, ba mẹ có thể tham khảo các cách dưới đây để giúp trẻ ngủ đúng giờ và dễ ngủ hơn.

Hình thành thói quen đi ngủ

Hình thành thói quen trước khi bằng cách làm những việc thư giãn để trẻ có một giấc ngủ ngon. Bật đèn với ánh sáng thấp nhất để kích thích cơ thể buồn ngủ. Khi trẻ ở trên giường, ba mẹ có thể đọc một cuốn truyện với giọng đều đều, nhẹ nhàng cho trẻ nghe. Đối với trẻ lớn hơn, nên khuyến khích con đọc sách, nghe nhạc nhẹ hoặc cùng trò chuyện về một ngày của trẻ. 

Đánh thức con dậy đúng giờ mỗi ngày

Tạo cho con thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày. Ngay cả khi trẻ thức khuya vào tối hôm trước thì sáng hôm sau ba mẹ cũng nên đánh thức trẻ dậy đúng giờ. Điều này giúp trẻ hình thành đồng hồ sinh học.

đánh thức trẻ dậy để tạo thói quen Đánh thức trẻ dậy đúng giờ mỗi ngày để tạo thói quen 

Ăn đủ no 

Đảm bảo con được ăn tối đầy đủ vào một thời điểm hợp lý. Nếu trẻ cảm thấy quá đói hoặc quá no trước khi ngủ cũng khiến con trở nên tỉnh táo hoặc khó chịu, điều này có thể khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ. 

Nói cho con biết điều nên làm khi đến giờ ngủ

Ba mẹ nên nói cho trẻ nghe một số thông tin để trẻ hiểu được vấn đề. Đến giờ ngủ, một đứa trẻ ngoan sẽ tự động lên giường để sẵn sàng đi ngủ và không rời khỏi phòng của mình đi lung tung. 

Thỏa thuận với trẻ nếu trẻ ngủ ngoan sáng mai sẽ có một quyền lợi. Ba mẹ có thể chọn những việc liên quan đến sở thích như xem tivi, chơi trò chơi của trẻ.

Đảm bảo cho con cảm thấy an toàn vào ban đêm

Nếu con sợ đi ngủ một mình hoặc ở trong bóng tối, ba mẹ có thể khen ngợi và thưởng mỗi khi trẻ dũng cảm. Hạn chế các phim và trò chơi bạo lực, kinh dị thay vào đó nên cho bé nghe nhạc nhẹ, chơi các trò chơi nhẹ nhàng như đồ gỗ, xếp hình,... 

Tránh để trẻ lớn ngủ ngày nhiều

Tuỳ vào độ tuổi khác nhau mà nhu cầu thời gian ngủ khác nhau. Một khi trẻ lớn lên, thời gian ngủ ngày sẽ ít hơn ban đêm để phù hợp với hoạt động vui chơi, học tập trong ngày. Bắt đầu khi trẻ từ 5 tuổi trở lên, hãy để trẻ ngủ không quá 1 tiếng, phù hợp nhất khoảng 30 phút. Những giấc ngủ dài vào ban ngày sẽ khiến trẻ không chịu ngủ vào ban đêm.

Thời gian ngủ đủ đối với trẻ trong ngày:

  • Trẻ sơ sinh (1 - 2 tháng tuổi): Cần ngủ đủ 15 - 18 tiếng/ngày.
  • Trẻ dưới 1 tuổi: Khoảng 12 - 15 tiếng/ngày.
  • Trẻ 1 - 6 tuổi: Cần ngủ 10 - 12 tiếng/ngày.
  • Trẻ từ 6 tuổi trở lên: Ở độ tuổi này trẻ bắt đầu đi học, sinh hoạt giống gia đình. Lúc này trẻ cần ngủ 9 - 11 tiếng/ngày.
  • Trẻ từ 12 tuổi trở lên: Độ tuổi này trẻ có nhiều hoạt đông hơn nên cần ngủ 8-10 tiếng/ngày để nạp lại năng lượng.

Kiểm tra ánh sáng, tiếng ồn và không gian phòng ngủ cho con

Một không gian yên tĩnh, không quá nhiều ánh sáng là điều quan trọng để có một giấc ngủ ngon. Kiểm tra xem phòng ngủ của con có quá sáng hay quá ồn hay không? Tắt hết ánh sáng xanh từ TV, màn hình máy tính, điện thoại vì làm chậm giấc ngủ.

đảm bảo ánh sáng phù hợp trong phòng trẻ em Đảm bảo ánh sáng nhỏ nhất trong phòng ngủ của trẻ

Đảm bảo trẻ nằm yên trên giường

Nếu con thức dậy nhiều lần với lý do đi vệ sinh, uống nước để không phải đi ngủ sớm. Thì ba mẹ hãy cùng con liệt kê các công việc cần làm trước khi lên giường, chuẩn bị sẵn ngay trong phòng ngủ và nhắc trẻ nên ở trên giường khi đến giờ ngủ.

Trận chiến để trẻ đi ngủ sớm, làm sao để bé không thức khuya có thể gây căng thẳng cho ba mẹ và trẻ. Tuy nhiên khi trẻ lớn dần vấn đề này sẽ dần được giải quyết. Ba mẹ không nên nản lòng, hãy kiên trì tập cho trẻ một thói quen, chu trình ngủ phù hợp để trẻ phát triển toàn diện.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Thức khuya