Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ngủ đủ giấc là điều cần thiết để duy trì sức khỏe tinh thần và thể chất tốt của mỗi người chúng ta. Tuy nhiên, có những lúc bạn cần phải thức khuya để học tập, làm việc hoặc do căng thẳng stress kéo dài. Bài viết cung cấp thông tin trả lời cho vấn đề thức khuya có giảm cân không và gợi ý một số cách để cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Tình trạng thức khuya kéo dài có thể dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ, gây ảnh hưởng đến cân nặng của cơ thể. Vậy thức khuya có giảm cân không?
Giấc ngủ có vai trò đặc biệt quan trọng đến sức khỏe tổng thể của bạn, ngủ giúp các cơ quan trong cơ thể được hồi phục, tái tạo năng lượng và bộ não ghi nhớ thông tin. Trung bình một người trưởng thành cần ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm, nhưng do một số yếu tố như căng thẳng cuộc sống, thói quen xấu, bệnh lý,... chất lượng và thời gian giấc ngủ có thể không được đảm bảo.
Mất ngủ hay rối loạn giấc ngủ, nếu chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn (cấp tính) và có liệu pháp hỗ trợ điều trị kịp thời, sẽ không gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe nên bạn không cần phải lo lắng quá mức. Tuy nhiên, nếu tình trạng mất ngủ diễn ra trường kỳ và kéo dài (tiến triển thành mãn tính), thì sẽ gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của bạn, trong đó có sự thay đổi về cân nặng bình thường.
Việc thức khuya, mất ngủ hay chất lượng giấc ngủ kém có thể khiến bạn không cảm thấy thoải mái khi thức dậy, do cơ thể chưa phục hồi hẳn sau một ngày dài. Cùng với đó, tình trạng mệt mỏi, uể oải, chán ăn, ăn không ngon miệng, buồn nôn diễn ra thường xuyên.
Một số nghiên cứu đã nhận thấy rằng, khi cơ thể thức khuya, mất ngủ do căng thẳng, não của bạn tiết ra hormone nội tiết Adrenalin để chống lại sự stress sinh lý của cơ thể. Nhưng không chỉ thế, hormone này có thể làm hệ tiêu hóa hoạt động kém, gây cảm giác chán ăn. Ở những người bệnh trầm cảm, cơ thể sẽ kích hoạt tăng sản xuất hormone corticotropin – một loại hormone ức chế cảm giác thèm ăn.
Chính sự thay đổi nội tiết do rối loạn giấc ngủ, có thể khiến cơ thể nhanh chóng bị suy nhược, thậm chí dẫn đến kiệt sức. Các cơ quan trong cơ thể không đảm bảo hoạt động hiệu quả. Do đó làm tăng nguy cơ bệnh thiếu máu não, gây ra đau đầu, giảm trí nhớ, đột quỵ… Vậy thức khuya có giảm cân không?
Một số người nghĩ rằng ngủ ít, thức khuya nhiều hơn có thể giảm cân, nên thường cố gắng thức khuya ngủ muộn. Tuy nhiên, việc này mang đến nhiều hệ lụy sức khỏe về lâu dài. Điều đầu tiên dễ thấy nhất là làm rối loạn giấc ngủ, gây mất ngủ thường xuyên.
Với thắc mắc “thức khuya có giảm cân không?”, thì thực tế cho thấy, sau một thời gian giảm cân nặng do thức khuya hoặc mất ngủ, cơ thể có xu hướng bù trừ, tăng cường cảm giác thèm ăn và khả năng hấp thụ thức ăn.
Bên cạnh đó, thức khuya kéo dài còn kích thích cơ thể tiết ra Ghrelin (một loại hormone tạo cảm giác đói), là lý do các bạn thức khuya thường hay bị đói, từ đó gây tăng cân nhanh chóng. Đồng thời, ngủ ít có thể gây ra sự thiếu hụt Leptin, làm giảm khả năng chuyển hóa mỡ, khiến cơ thể không đốt cháy được lượng mỡ và calo dư thừa. Mỡ tích tụ lại ở mô khiến bạn có nguy cơ thừa cân béo phì.
Hơn nữa, khi thức khuya dẫn đến rối loạn giấc ngủ, vùng não điều khiển hoạt động ăn uống bị che lấp, làm bạn có xu hướng dễ tìm đến các loại thực phẩm kém lành mạnh như thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đường tinh luyện, nước ngọt,… từ đó gây tăng cân. Cùng với đó là việc thiếu ngủ vào hôm trước, làm bạn có thói quen ngủ bù vào hôm sau. Điều này khiến thời gian tham gia vận động giảm đi, tăng thêm nguy cơ béo phì.
Thức khuya làm rối loạn chu kỳ ngủ - thức tự nhiên của cơ thể, ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ và mức năng lượng vào ngày hôm sau. Thường xuyên thức đến đêm muộn có thể dẫn đến khó ngủ, ngủ không sâu giấc và ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài. Thiếu ngủ làm cơ thể cảm giác mệt mỏi, dễ nóng nảy và cọc tính, thiếu tập trung và giảm khả năng ghi nhớ.
Vậy là bạn đọc đã biết được “thức khuya có giảm cân không?”. Việc thức khuya kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến cân nặng, mà còn gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe như:
Nếu bạn đã áp dụng các biện pháp nêu trên, mà tình trạng mất ngủ vẫn không cải thiện, thì bạn nên đi khám chuyên khoa nội thần kinh, để xác định chính xác nguyên nhân gây mất ngủ.
Tùy vào tình trạng của mỗi người bệnh, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc điều trị mất ngủ như thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm,… Các loại thuốc này có tác dụng chữa bệnh mất ngủ, tuy nhiên cũng mang đến các tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, việc dùng thuốc điều trị mất ngủ phải được kê đơn bởi bác sĩ, người bệnh không được tự ý sử dụng hay lạm dụng thuốc.
Vậy là bài viết đã cung cấp thông tin giải đáp thắc mắc "thức khuya có giảm cân không?" và gợi ý một số biện pháp giúp bạn đọc cải thiện chất lượng giấc ngủ. Thói quen thức khuya khiến bạn tăng nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm như bệnh tim mạch, ung thư, suy giảm miễn dịch và bệnh thừa cân béo phì. Chính vì thế, việc đảm bảo bạn có thói quen ăn uống lành mạnh và chế độ sinh hoạt khoa học là rất quan trọng để duy trì một cơ thể khỏe mạnh.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.