Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Có rất nhiều yếu tố khác nhau có thể khiến cho người lao động stress, kiệt sức như môi trường làm việc, trách nhiệm, đoạn đường di chuyển từ chỗ làm về nhà, tăng ca,... Vậy, nếu cứ duy trì thói quen làm việc 12 tiếng 1 ngày có tốt không?
Làm việc 12 tiếng 1 ngày kết hợp với chế độ sinh hoạt thất thường có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực về cả sức khỏe thể chất lẫn tâm lý. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn đọc một số thông tin, giải đáp cho câu hỏi “Duy trì thói quen làm việc 12 tiếng 1 ngày có tốt không?”, mời bạn đọc hãy chú ý theo dõi.
Rất nhiều người làm việc 12 tiếng, thậm chí là hơn 12 tiếng một ngày vì nhiều các lý do khác nhau như:
Rất nhiều người lao động duy trì thói quen làm việc hơn 12 tiếng một ngày. Nếu tình trạng này kéo dài và không có cách để cân bằng thời gian, cuộc sống, người lao động có thể gặp căng thẳng, stress và ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể.
Vậy, làm việc 12 tiếng 1 ngày có tốt không? Câu trả lời là hoàn toàn không, rõ ràng, việc làm việc quá nhiều sẽ gây hại đến sức khỏe thể chất và cả tinh thần. Bạn sẽ gặp phải một số vấn đề nếu có thói quen làm việc 12 tiếng 1 ngày trong thời gian dài như:
Rất nhiều người lao động tăng ca, làm việc 12 tiếng 1 ngày nhưng kết quả vẫn không mấy đáng kể. Đây là tình trạng năng suất công việc bị suy giảm, đình trệ. Một số bài nghiên cứu khoa học đã chứng minh, người làm việc nhiều hơn 70 giờ mỗi tuần không thực sự hoàn thành được nhiều việc hơn những người chỉ làm 56 giờ/tuần. Bộ não của chúng ta không có đủ năng lượng để có thể làm việc hiệu quả từng phút mỗi ngày. Chính vì thế, việc bạn dành nhiều thời gian để làm việc không có nghĩa là bạn sẽ làm được nhiều việc hơn, hiệu suất công việc cao hơn.
Để không bị quá tải, bạn không nên tăng ca và cố giải quyết mọi thứ trong cùng một lúc. Thay vào đó, hãy giải quyết trước 3 nhiệm vụ được ưu tiên mỗi ngày. Đồng thời, hãy đưa ra những biện pháp tổ chức và quản lý thời gian, giúp bạn làm việc hiệu quả hơn.
Làm việc quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng ít ngủ, thiếu ngủ và dễ mệt mỏi hơn vào ban ngày. Duy trì thói quen làm việc nhiều giờ trong một khoảng thời gian dài sẽ khiến bạn khó có thể tịnh tâm để đi vào giấc ngủ. Chất lượng giấc ngủ kém sẽ kéo theo nhiều hệ lụy như giảm năng suất lao động, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như bệnh tim mạch, tiểu đường,...
Làm việc 12 tiếng 1 ngày có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, người làm việc hơn 11 giờ mỗi ngày có nhiều khả năng phải đối mặt với căn bệnh trầm cảm. Cao hơn nhiều so với những người chỉ làm việc từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày.
Nếu phải tăng ca, thiền định là phương pháp có thể giúp tâm trí của bạn không bị rối bời. Hãy áp dụng để có thể “tái khởi động” lại bản thân, tránh rơi vào trạng thái stress, căng thẳng.
Trái tim cũng sẽ phải làm việc ngoài giờ khi bạn tăng ca. Những căng thẳng trong công việc có thể làm giải phóng cortisol, một loại hormone khiến cho tim bạn hoạt động khó khăn hơn bình thường. Về lâu dài, việc này sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ, tiểu đường tuýp 2, bệnh mạch vành thậm chí là các bệnh ung thư nguy hiểm.
Cố gắng không để cho bản thân ngồi làm việc cố định một chỗ quá lâu. Bạn có thể đi lại tại chỗ giúp cải thiện tuần hoàn máu, duy trì sự tỉnh táo và tăng hiệu quả làm việc.
Các hoạt động giống nhau lặp đi lặp lại trong một thời gian dài không phải lúc nào cũng tốt. Càng làm việc nhiều thì nguy cơ bị đau lưng càng cao. Riêng với phụ nữ, các cơn đau còn có thể xuất hiện ở cổ, nam giới thì ở vùng lưng dưới. Đây là những dấu hiệu phổ biến cho thấy sự căng thẳng do căng cơ.
Lúc này, bạn sẽ cần đến những liệu pháp hỗ trợ, gặp bác sĩ để cải thiện tình trạng đau.
Để có thể vừa đảm bảo hiệu suất công việc, vừa bảo vệ sức khỏe, bạn hãy lưu ý:
Như vậy, việc bạn làm việc 12 tiếng 1 ngày không hề tốt cho sức khỏe. Làm việc quá sức có thể dẫn đến nhiều vấn đề như kiệt sức, giảm hiệu suất làm việc, bỏ bê các mối quan hệ, gia đình, mất cân bằng trong cuộc sống,... Do đó, bạn chỉ nên làm việc ở mức hợp lý và có một chế độ sinh hoạt khoa học để luôn cảm thấy vui vẻ, khỏe mạnh.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.