Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Làm thế nào để chữa đau khớp gối phù chân?

Ngày 31/08/2022
Kích thước chữ

Đau khớp gối phù chân là một triệu chứng phổ biến của bệnh đau khớp gối. Tình trạng bệnh sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng vận động của người bệnh cũng như gây nhiều khó khăn trong cuộc sống nên cần có phương pháp điều trị hiệu quả.

Chân bị sưng phù sau khi vận động mạnh nhiều lần có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh đau khớp gối phù chân. Vậy bệnh này có nguy hiểm không, có cách chữa trị nào hiệu quả? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có thêm kiến thức về căn bệnh này nhé!

Đau khớp gối phù chân là bệnh gì?

Đau khớp gối là tình trạng phần xương sụn ở khớp gối bị mòn đi, ma sát vào nhau nhiều hơn khiến việc hấp thụ các chấn động ở sụn khớp giảm đi, gây đau và vận động khó khăn. Nếu khớp gối bị sưng viêm, máu sẽ dồn xuống chân để hồi phục vết thương gây phù nề ở chân. 

Để khắc phục phù nề chân, bạn nên nghỉ ngơi và tránh áp lực lên vùng khớp gối. Có thể nâng cao bàn chân lên và chườm mát khu vực bị thương để giảm sưng và giảm đau. Tùy vào mức độ nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê thuốc giảm đau theo toa hoặc nặng hơn thì có thể phẫu thuật.

Đau khớp gối phù chân làm chân sưng tấy lớn và gây đau nhiều Đau khớp gối phù chân làm chân sưng tấy lớn và gây đau nhiều

Nguyên nhân gây đau khớp gối 

Tuổi tác

Càng lớn tuổi, xương khớp càng thoái hóa dẫn đến các nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp càng cao. Đau khớp gối là bệnh phổ biến do chức năng tạo sụn và chất nhờn ở khớp bị suy yếu dần. Tuy nhiên, hiện nay đối tượng mắc bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa do lối sống và sinh hoạt thiếu lành mạnh gây nên.

Bệnh lý về khớp gối

Các bệnh lý về khớp gối cũng là nguyên nhân điển hình gây nên tình trạng bệnh đau khớp:

  • Viêm khớp dạng thấp: Hệ thống miễn dịch tấn công một số khớp trong cơ thể, bao gồm khớp gối, gây ảnh hưởng đến màng hoạt dịch, sụn khớp,... 
  • Thoái hóa khớp gối: Bệnh xuất phát từ quá trình lão hóa tự nhiên, thường phổ biến ở người trên 50 tuổi. Sụn bị tổn thương dẫn đến các cơn đau tăng dần theo thời gian, từ âm ỉ cho đến liên tục, không kiểm soát được.
  • Viêm khớp nhiễm khuẩn: Trường hợp khớp gối bị nhiễm trùng sẽ gây tổn thương trên sụn đầu gối và các biến chứng khác về khớp.
Nguyên nhân gây đau khớp gối thường do bệnh liên quan đến khớp gối Nguyên nhân gây đau khớp gối thường do bệnh liên quan đến khớp gối

Chấn thương

Các chấn thương ở vùng đầu gối như bong gân, viêm bao hoạt dịch gối, trật khớp,... cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng đau khớp. Vì thế nếu có chân thương thì cần điều trị ngay để không gây ảnh hưởng đến khớp gối và các biến chứng xấu khác.

Thừa cân, béo phì

Không chỉ để lại hậu quả nghiêm trọng dẫn đến các bệnh như huyết áp, tim mạch, người béo phì còn có nguy cơ bị đau khớp gối cao hơn những người khác. Lý do là các hoạt động đi lại hàng ngày tạo áp lực lớn lên đầu gối làm tăng thoái hóa khớp gối.

Cách điều trị đau khớp gối 

Có nhiều phương pháp giúp giảm đau và phục hồi chức năng của khớp gối như:

  • Xoa bóp, massage: Đây là cách chữa đau khớp gối tại chỗ trong thời gian ngắn giúp cơ thư giãn, giảm tình trạng co cứng cơ. Bên cạnh đó, phương pháp này còn kích thích lưu thông khí huyết, giúp dưỡng chất được vận chuyển tới nơi nuôi dưỡng và hấp thụ, giúp phục hồi sụn khớp nhanh hơn.
  • Giảm áp lực cho khớp gối: Với người thừa cân, béo phì, nên tiến hành giảm cân để giảm trọng lượng đè lên khớp. Người bệnh nên mang giày có đệm chân và di chuyển ở nơi bằng phẳng để hỗ trợ bàn chân và đầu gối, không làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Ngoài ra cần tránh hoạt động căng thẳng ở vùng đầu gối, nên dành thời gian nghỉ ngơi để bệnh hồi phục nhanh hơn.
  • Dùng thuốc giảm đau: Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và liều lượng khác nhau. Thuốc chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời và các cơn đau có thể tái phát.
  • Vật lý trị liệu: Bác sĩ sẽ nắn chỉnh cấu trúc sai lệch, giải phóng chèn ép, định hình lại cấu trúc bàn chân để tạo cân bằng ở khớp gối. Biện pháp này giúp khôi phục cấu trúc khớp gối tự nhiên, xoa dịu cơn đau mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.
  • Phẫu thuật: Nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng và áp dụng các biện pháp trên không hiệu quả, phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng để khắc phục, có nhiều rủi ro và thời gian lành vết thương cũng lâu hơn.
Thăm khám bác sĩ để điều trị dứt điểm bệnh đau khớp gối Thăm khám bác sĩ để điều trị dứt điểm bệnh đau khớp gối

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đau khớp gối

Thực đơn dinh dưỡng khoa học, hợp lý là yếu tố rất quan trọng giúp cải thiện tình trạng đối với bệnh nhân đau khớp gối. Một số thực phẩm bạn nên bổ sung là:

  • Thực phẩm chứa nhiều axit béo omega-3 như các loại cá nước lạnh (cá ngừ, cá thu, cá hồi, cá trích,...) sẽ giúp kháng viêm hiệu quả.
  • Nước hầm từ xương ống và sụn cung cấp rất nhiều glucosamin và chondroitin. Các loại nước hầm này giúp bổ sung cho cơ thể lượng canxi dồi dào, rất tốt cho hệ xương khớp.
  • Nên bổ sung vào bữa ăn hàng ngày các loại ngũ cốc, đậu nành, rau xanh,... để hỗ trợ tăng cường miễn dịch và chống oxy hóa.
  • Các loại trái cây chứa nhiều men kháng viêm và vitamin C như đu đủ, cam, chanh, dứa,... cũng rất tốt. Đây là các hoạt chất tự nhiên giúp kháng viêm và tăng cường độ dẻo dai cho khớp.
Bổ sung đẩy đủ chất dinh dưỡng để hỗ trợ vùng khớp gối bị đau Bổ sung đẩy đủ chất dinh dưỡng để hỗ trợ vùng khớp gối bị đau

Trên đây là những kiến thức liên quan đến đau khớp gối phù chân bạn có thể tham khảo. Hy vọng qua bài viết, bạn sẽ có những hiểu biết nhất định về bệnh đau khớp gối và tìm được phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.

Cẩm Ly

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.