Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Làm thế nào để phục hồi chức năng gan? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về những biện pháp giúp nâng cao chức năng của gan cũng như hỗ trợ sức khỏe toàn bộ cơ thể nhé!
Người bệnh cần làm thế nào để phục hồi chức năng gan? Chuyên gia khuyến cáo một số biện pháp người bệnh có thể thực hiện ngay tại nhà hỗ trợ phục hồi chức năng gan. Một chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế đồ uống có cồn và giảm cân không chỉ giúp ngăn ngừa mà còn hỗ trợ phục hồi chức năng gan.
Làm thế nào để phục hồi chức năng gan? Giảm cân là một phương pháp hiệu quả, đặc biệt đối với những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD). Tổn thương gan không chỉ xảy ra do việc uống quá nhiều rượu mà còn liên quan đến lối sống không lành mạnh, chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng và tình trạng thừa cân, béo phì.
Trong đó, tình trạng béo phì có thể gây kháng insulin, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến gan, tim mạch. Trong những trường hợp nghiêm trọng, bệnh gan nhiễm mỡ có thể dẫn đến xơ gan, gây tổn thương vĩnh viễn cho gan.
Vậy làm thế nào để phục hồi chức năng gan? Việc giảm cân sẽ giúp phục hồi gan, ngăn chặn quá trình hình thành sẹo trên gan. Theo chuyên gia, việc giảm 7 - 10% trọng lượng cơ thể trong vòng một năm giúp cải thiện đáng kể các dấu hiệu tổn thương gan ở người bị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.
Điều này cho thấy rằng việc thay đổi lối sống, áp dụng các phương pháp giảm cân hợp lý không chỉ giúp giảm mỡ thừa mà còn giúp cải thiện chức năng gan.
Giảm cân hiệu quả không chỉ đơn giản là giảm lượng calo tiêu thụ mà còn cần phối hợp điều chỉnh toàn diện về lối sống. Việc tập thể dục đều đặn cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đốt cháy calo, cải thiện sức khỏe tim mạch và giúp giảm mỡ tích tụ trong gan. Một chế độ ăn kết hợp lối sống cân bằng không chỉ giúp giảm cân mà còn cải thiện tình trạng kháng insulin, từ đó giảm nguy cơ phát triển bệnh gan nhiễm mỡ.
Bên cạnh đó, giảm cân giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm áp lực lên các cơ quan, bao gồm cả gan. Khi gan không còn phải làm việc quá tải để xử lý mỡ thừa sẽ có khả năng tự phục hồi, giúp thực hiện tốt hơn các chức năng quan trọng như chuyển hóa chất dinh dưỡng và loại bỏ độc tố khỏi cơ thể.
Làm thế nào để phục hồi chức năng gan? Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi chức năng gan. Ngay cả khi không thừa cân, việc ăn uống thiếu lành mạnh cũng có thể gây hại cho gan. Nhiều người bị mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu dù không có dấu hiệu béo phì.
Điều này thường xảy ra ở người có thói quen ăn uống với nhiều đồ ăn vặt chế biến sẵn, chứa nhiều chất bảo quản hay đường.
Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu có thể xuất hiện khi gan tích tụ quá nhiều mỡ, ngay cả khi cơ thể không có dấu hiệu thừa mỡ. Điều này cho thấy rằng gan có thể bị tổn thương mà không phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể mà từ chế độ ăn uống.
Việc tiêu thụ thực phẩm nhiều chất béo xấu, đường và carbohydrate tinh chế không chỉ làm tăng nguy cơ nhiễm mỡ gan mà còn làm suy yếu khả năng hoạt động của gan trong việc loại bỏ độc tố, chuyển hóa chất dinh dưỡng.
Để hỗ trợ phục hồi chức năng gan, thay đổi chế độ ăn uống là yếu tố cần thiết. Một chế độ ăn giàu thực phẩm tươi sống, bao gồm rau quả, thịt nạc và ngũ cốc nguyên hạt, sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì sức khỏe gan.
Nhóm thực phẩm này không chỉ cung cấp năng lượng mà còn chứa nhiều chất chống oxy hóa cùng chất xơ, giúp gan hoạt động hiệu quả hơn trong việc lọc bỏ chất độc, đồng thời duy trì chức năng chuyển hóa. Việc giảm tiêu thụ các loại carbohydrate tinh chế như đường cũng giúp giảm tải áp lực lên gan, đồng thời ngăn ngừa tình trạng tích tụ mỡ.
Ngược lại, thực phẩm giàu protein từ thịt nạc hay cá cung cấp năng lượng bền vững mà không gây tăng mỡ cho gan. Đồng thời, việc bổ sung ngũ cốc nguyên hạt thay vì các loại thực phẩm tinh chế giúp kiểm soát lượng đường trong máu, điều này rất quan trọng trong việc duy trì chức năng gan.
Hạn chế rượu bia là một trong những cách hiệu quả nhất để bảo vệ cũng như tăng cường chức năng gan. Gan là cơ quan chính xử lý để loại bỏ các chất độc hại trong cơ thể, bao gồm cả rượu. Tuy nhiên, khi gan phải xử lý quá nhiều rượu bia dễ dẫn đến tổn thương chức năng gan, thậm chí gây xơ gan.
Rượu bia là chất độc hại đối với gan vì quá trình phân giải rượu tạo ra acetaldehyde, một hợp chất độc có thể làm hại tế bào gan. Khi uống quá nhiều rượu trong thời gian dài, gan không thể xử lý hết các chất độc, dẫn đến tổn thương tế bào gan, hình thành sẹo xơ, từ đó phát triển thành xơ gan.
Bệnh xơ gan thường gặp ở người nghiện rượu nhưng ngay cả người chỉ uống rượu bia thỉnh thoảng cũng có thể gặp vấn đề về gan nếu tiêu thụ lượng lớn đồ uống có cồn trong một lần. Để bảo vệ gan, việc hạn chế tiêu thụ rượu bia là bước đầu tiên cần thiết.
Gan cần có thời gian để nghỉ ngơi, phục hồi sau khi phải xử lý rượu bia. Một số nghiên cứu cho thấy, việc uống một lượng nhỏ rượu có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe nhưng điều quan trọng là duy trì mức tiêu thụ rượu ở mức an toàn.
Hãy giới hạn việc uống rượu xuống chỉ một hoặc hai ly, đồng thời chỉ thỉnh thoảng uống trong tuần. Điều này giúp giảm thiểu áp lực lên gan cũng như các vấn đề nghiêm trọng khác.
Tuy nhiên, đối với những người đã có dấu hiệu tổn thương gan như viêm gan hoặc xơ gan, việc kiêng hoàn toàn rượu bia là điều cần thiết. Gan đã bị tổn thương không thể đối phó với các chất độc hại từ rượu, việc tiếp tục uống rượu sẽ chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng này, gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn.
Bởi vậy, bệnh nhân có vấn đề về gan thường được khuyến cáo tránh xa hoàn toàn các loại đồ uống có cồn để tránh làm suy giảm thêm chức năng gan, đồng thời kéo dài quá trình phục hồi.
Thông qua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu xin giải đáp thắc mắc của quý độc giả về việc làm thế nào để phục hồi chức năng gan. Hạn chế hoặc loại bỏ rượu bia khỏi thói quen hằng ngày, thay đổi chế độ ăn uống khoa học và giảm cân không chỉ giúp bảo vệ gan mà còn góp phần cải thiện sức khỏe tổng quan của cơ thể.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.