Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

Vai trò của vitamin E là gì? Có nên uống vitamin E trước khi đi ngủ không?

Ngày 31/05/2023
Kích thước chữ

Vitamin E được biết đến là loại vitamin có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và làn da. Vậy vai trò cụ thể của loại vitamin này là gì? Liệu có nên uống vitamin E trước khi đi ngủ không?

Vitamin E được biết đến là có tác dụng ngăn ngừa lão hóa, dưỡng ẩm, làm mềm mịn da rất hiệu quả. Ngoài ra, nó còn mang tới nhiều lợi ích tuyệt vời khác. 

Vai trò của vitamin E

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, vitamin E là dưỡng chất góp phần làm tăng thị lực và sức khỏe não bộ. Ngoài ra nó còn có rất nhiều công dụng giúp làm đẹp da. Chính vì vậy mà không khó hiểu khi có nhiều chị em ưa chuộng và sử dụng rộng rãi loại vitamin này.

Liệu có nên uống vitamin E trước khi đi ngủ? Lợi ích và rủi ro của nó 1
Vitamin E có vai trò quan trọng đối với cơ thể

Cụ thể một số công dụng có thể kể đến của vitamin E như:

  • Chống oxy hóa: Một trong những công dụng chính của vitamin E là khả năng chống oxy hóa. Nó giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do, góp phần giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ung thư và bệnh do lão hóa.
  • Làm đẹp da: Vitamin E có tác dụng dưỡng ẩm và làm mềm da. Nó giúp bảo vệ da khỏi tác động của môi trường, tia tử ngoại và các chất gây kích ứng khác. Vitamin E cũng có khả năng làm giảm việc hình thành vết thâm và nếp nhăn, giúp da trông trẻ trung hơn.
  • Hỗ trợ hệ thống miễn dịch: Vitamin E có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch. Nó giúp tăng sức đề kháng, tăng hệ miễn dịch cho các tế bào.
  • Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Vitamin E có khả năng hỗ trợ duy trì mức cholesterol lành mạnh trong cơ thể. Điều này có thể giảm nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch như bệnh động mạch và đột quỵ.
  • Hỗ trợ thị lực: Vitamin E có khả năng bảo vệ mắt khỏi tác động của các gốc tự do và tác động tiêu cực từ ánh sáng mặt trời. Nó có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh mắt như thoái hóa điểm vàng.
  • Hỗ trợ quá trình tái tạo mô: Vitamin E tham gia vào quá trình tái tạo và phục hồi các tế bào, mô trong cơ thể. Nó có thể giúp tăng tốc quá trình lành vết thương và phục hồi sau các ca phẫu thuật.

Ngoài ra dưỡng chất này còn là thành phần chính giúp cơ thể hấp thu vitamin A và vitamin K tốt hơn. Điều này giúp cơ thể duy trì được chức năng của não bộ đồng thời tăng cường sức khỏe răng miệng.

Những loại thực phẩm giàu vitamin E bao gồm: Dầu canola, bơ thực vật, dầu ô liu, hạnh nhân và đậu phộng. Ngoài ra, cũng có thể bổ sung vitamin E từ thịt, sữa, ngũ cốc hay rau xanh.

Khi nào nên uống vitamin E? Có nên uống vitamin e trước khi đi ngủ không?

Đã có nhiều tranh luận về việc uống vitamin vào buổi tối hay sáng. Một số nghiên cứu đã cho rằng bạn nên nhận được dinh dưỡng trong suốt cả ngày từ các loại thực phẩm giàu vitamin, còn đối với ban đêm thì nên bổ sung các loại viên uống để giúp cơ thể luôn có chất dinh dưỡng khi bạn ngủ.

lieu-co-nen-uong-vitamin-e-truoc-khi-di-ngu-loi-ich-va-rui-ro-cua-no 2.jpg
Có nên uống vitamin e trước khi đi ngủ không?

Vitamin E tan trong chất béo vì thế nó phải được sử dụng cùng với thức ăn chứa chất béo để cơ thể dễ dàng hấp thu hơn. Thời gian uống tốt nhất là có thể là sau bữa ăn trưa hoặc tối. Tuy nhiên, nếu bạn bận rộn thì vẫn có thể uống vitamin E trước khi đi ngủ.

Trong trường hợp bổ sung vitamin E để điều trị bệnh hoặc đang gặp các bệnh lý khác thì bạn nên hỏi ý kiến từ bác sĩ chuyên môn về việc khi nào nên uống vitamin E và có nên uống vitamin E trước khi đi ngủ hay không. Nhờ đó đảm bảo cho sức khỏe của mình hơn nhé!

Liều lượng vitamin E đối với từng giai đoạn

Đối với trẻ em:

  • Quá trình từ 1 đến 3 tuổi là 6mg/ngày tương đương với 9 IU.
  • Quá trình từ 4 đến 8 tuổi là 7mg/ngày tương đương với 10.4 IU.
  • Quá trình từ 9 đến 13 tuổi là 11mg/ngày tương đương với 16.4 IU.

Đối với phụ nữ

  • 14 tuổi trở lên là 15mg/ngày tương đương với 22.4 IU.
  • Phụ nữ đang mang thai là 15mg/ngày tương đương với 22.4 IU.
  • Các mẹ đang cho con bú là 19mg/ngày tương đương với 28.5 IU.

Đối với nam giới từ 14 tuổi trở lên là 15mg/ngày tương đương với 22.4 IU.

Mức dung nạp trên của vitamin E là lượng cao nhất mà hầu hết mọi người có thể dùng ở mức độ an toàn. Liều cao hơn chỉ sử dụng với những người đang bị thiếu hụt vitamin E nhưng phải tham khảo qua ý kiến của bác sĩ chuyên môn.

Những rủi ro khi cơ thể nạp quá nhiều vitamin E

Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu về sự việc sử dụng vitamin E quá liều trong thời gian dài có thể gia tăng nguy cơ xảy ra đột quỵ xuất huyết. Ngoài ra, khi sử dụng vitamin E tổng hợp hoặc tự nhiên với liều lượng cao hơn 400 IU/ngày có thể gây ra suy tim, nặng hơn có thể gây ra tử vong. 

lieu-co-nen-uong-vitamin-e-truoc-khi-di-ngu-loi-ich-va-rui-ro-cua-no 3.jpg
Khi cơ thể dư quá nhiều vitamin E trong thời gian dài có thể gây ra suy tim 

Đối với các mẹ bầu, việc bổ sung vitamin E trong thời kỳ đầu của thai kỳ sẽ gây ra nhiều tác hại như là dị tật tim bẩm sinh cho bé. Được biết lượng bổ sung vitamin E chính xác cho phụ nữ khi đang mai thai vẫn chưa được xác định rõ.

Đối với nam giới, việc sử dụng vitamin tổng hợp với liều dùng hơn 7 lần/tuần, mỗi tuần sử dụng kết hợp thêm vitamin E riêng biệt sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo rằng nên nạp vitamin E từ các thực phẩm như trái cây, rau quả và ngũ cốc thay vì sử dụng vitamin E từ các chất bổ sung để tránh gây hại cho cơ thể.

Ngoài ra, nếu cần bổ sung vitamin E, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có được những biện pháp bổ sung an toàn và phù hợp.

Hy vọng thông qua bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn vấn đề có nên uống vitamin E trước khi đi ngủ không. Cùng với đó là nắm được những lợi ích và rủi ro mà vitamin E có thể mang lại cho cơ thể. Theo dõi nhà thuốc Long Châu để biết thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé.

Minh Hạnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin