Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Liệu rằng quả kha tử có dùng được cho bà bầu không?

Ngày 27/07/2023
Kích thước chữ

Quả kha tử là một trong những nguyên liệu cực kỳ tốt trong việc chữa viêm họng và cảm cúm mà ít ai biết đến. Vậy quả kha tử có dùng được cho bà bầu không? Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu trong bài viết sức khỏe hôm nay bạn nhé.

Quả kha tử có dùng được cho bà bầu không? Đây là nỗi băn khoăn của rất nhiều chị em. Trong y học cổ truyền, quả kha tử được sử dụng như một vị thuốc để chữa bệnh rất hiệu quả. Để hiểu hơn về chủ đề này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu điểm qua một vài nét sơ lược về loại quả này nhé.

Sơ lược về quả kha tử

Cây kha tử còn được biết đến với rất nhiều tên gọi khác nhau như cây chiêu liêu, cây kha lê hay kha lê lặc. Loài cây này thuộc họ Bàng và có tên khoa học là Terminalia chebula. Đây là một loại dược liệu quý, mọc hoang và được trồng phổ biến ở một số tỉnh phía Nam nước ta.

Cây kha tử là dạng cây gỗ, cao khoảng 15 - 20m, lá cây có cuống ngắn và mọc đối nhau. Hoa của cây kha tử mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành, tràng hoa có màu trắng và mùi thơm đặc trưng. Quả kha tử hình trứng với đường kính từ 2,5 - 3cm, dài 3 - 5cm, 2 đầu nhọn và có 5 cạnh dọc. Vỏ quả màu nâu, hạt rất cứng, có thịt dày và vị chát.

Thời gian thu hoạch quả thường từ tháng 6 - 8. Khi thu hoạch, chỉ hái những quả kha tử già chín, vỏ ngoài màu vàng ngà, thịt chắc phơi khô. Đối với những quả non, ốp lép thì hái bỏ.

Để sử dụng được quả kha tử, trước tiên bạn cần rửa sạch, để ráo nước sau đó đem phơi khô hoặc sấy khô. Kha tử khô thu được bạn đem bảo quản trong chai, lọ hoặc túi buộc kín, để nơi khô ráo và tránh ẩm mốc. Trước khi dùng, bạn chỉ cần rửa sạch lại để ráo nước sau đó sao khô, loại bỏ hạt và sử dụng phần thịt quả.

Liệu quả kha tử có dùng được cho bà bầu không? Công dụng trị ho của kha tử đối với mẹ bầu 1
Kha tử là loại thảo dược quý mà ít ai biết đến

Quả kha tử có tác dụng gì?

Trong Đông y, kha tử được đánh giá là loại dược liệu có tính ôn, vị cay, đắng. Với đặc tính này kha tử mang lại hiệu quả rất tốt trong việc chỉ tả sáp tràng, liễm phế và chỉ khái. Ngày nay, kha tử không chỉ được sử dụng trong các bài thuốc Đông y mà còn được dùng làm nguyên liệu để bào chế nhiều loại thuốc chữa bệnh.

Tác dụng của kha tử đối với sức khỏe đã được chứng minh thông qua các nghiên cứu lâm sàng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trong kha tử có chứa một số hoạt chất tốt cho sức khỏe như:

  • Kha tử chứa hàm lượng lớn hợp chất tanin, cụ thể là tanin chiếm 24 - 26% bao gồm axit galic, egalic, luteolic và chebulic…
  • Terchebin và chebutin có trong quả kha tử có tác dụng chống co thắt cơ trơn.
  • Kha tử còn chứa đường fructose, glucose, arabinose cùng các acid amin thiết yếu.
  • Ngoài ra, kha tử có có tinh chất dầu vàng với thành phần chủ yếu là các acid béo như oleic, linoleic, palmitic…

Nhờ chứa các hoạt chất nêu trên mà kha tử mang đến cho người sử dụng nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời như:

  • Tiêu diệt các loại virus như HPV, adenovirus, virus cúm epstein - barr…
  • Ức chế hoạt động của nhiều loại virus làm suy giảm miễn dịch cùng một số loại vi khuẩn như trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng…
  • Hỗ trợ điều trị tiêu chảy, kiết lỵ kinh niên đồng thời chống co thắt cơ trơn dạ dày, ruột…
  • Cải thiện chứng ra mồ hôi trộm, xích bạch đới, trĩ nội…
  • Ngoài ra, kha tử còn biết đến với tác dụng hỗ trợ làm đẹp da, được ứng dụng trong một số loại kem trị mụn và dưỡng da.

Kha tử mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như vậy, liệu rằng quả kha tử có dùng được cho bà bầu không? Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm câu trả lời trong phần tiếp theo của bài viết nhé.

Liệu quả kha tử có dùng được cho bà bầu không? Công dụng trị ho của kha tử đối với mẹ bầu 2
Các hoạt chất trong quả kha tử tốt cho sức khỏe

Quả kha tử có dùng được cho bà bầu không?

Quả kha tử có dùng được cho bà bầu không? Có thể thấy rằng, quả kha tử chứa rất nhiều các hoạt chất quý hiếm và mang đến những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe người sử dụng.

Trên thực tế, phụ nữ rất dễ mắc bệnh khi mang thai bởi lúc này hệ miễn dịch của cơ thể mẹ bầu bị suy yếu. Đây chính là lý do khiến nhiều chị em thắc mắc quả kha tử có dùng được cho bà bầu không hay bà bầu có dùng được quả kha tử không.

Theo các chuyên gia, kha tử chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe, mang lại hiệu quả trong trị ho, ngạt mũi, đau đầu, cảm lạnh… và bà bầu hoàn toàn có thể sử dụng. Tuy nhiên, khi sử dụng kha tử, bà bầu cần nắm được một số lưu ý sau:

  • Sử dụng kha tử với một lượng vừa phải khoảng 3 - 10 gam/lần. Tuy tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có trường hợp bà bầu hay thai nhi gặp nguy hiểm khi bà bầu dùng quả kha tử, nhưng để đảm bảo an toàn, mẹ bầu vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Một số trường hợp mẹ bầu có thể bị dị ứng với các thành phần có trong quả kha tử. Do đó, khi sử dụng, mẹ bầu nên thử một lượng nhỏ trước. Sau một thời gian nếu không thấy bất kỳ vấn đề bất thường nào thì mẹ có thể dùng nhiều hơn. Ngược lại, trường hợp có phản ứng dị ứng xảy ra, mẹ cần dừng sử dụng và đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và xử trí nếu cần.
  • Đối với những mẹ bầu đang bị táo bón hoặc tích tụ nhiệt thấp trong cơ thể thì không nên dùng quả kha tử.
Liệu quả kha tử có dùng được cho bà bầu không? Công dụng trị ho của kha tử đối với mẹ bầu 3
Bác sĩ giải đáp cho mẹ bầu liệu rằng quả kha tử có dùng được cho bà bầu không

Công dụng trị ho của kha tử đối với mẹ bầu

Cùng với vấn đề quả kha tử dùng được cho bà bầu không thì quả kha tử trị ho cho bà bầu cũng là một trong những đề tài có được sự quan tâm của nhiều đọc giả hiện nay.

Như đã nêu ra ở trên, trong Đông y, quả kha tử có vị cay nồng và đắng, do đó có thể quy vào các kinh phế và đại tràng. Trong y học cổ truyền của Ấn Độ và Trung Quốc, hạt kha tử thường được dùng làm thuốc chống táo bón, nhuận tràng và giảm ho. Phần thịt quả dùng để cầm máu, chữa khản tiếng, viêm họng, loét lợi và trị ho.

Cùng với đó, các nghiên cứu trong y học hiện đại cũng chỉ ra trong quả kha tử có chứa rất nhiều các hợp chất quý có tác dụng trị ho và cải thiện tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp hiệu quả. Cụ thể:

  • Polysaccharide: Sự có mặt của hợp chất polysaccharide trong quả kha tử có tác dụng giảm co thắt đường thở, giảm ho và cải thiện tình trạng hen suyễn.
  • Alloyl là hoạt chất có khả năng chống lại virus - một trong những tác nhân gây bệnh viêm họng và ho đồng thời giúp nâng cao hệ miễn dịch cho mẹ bầu.
  • Retrovirus có tác dụng bảo vệ các mô hô hấp khỏe mạnh đồng thời ức chế sự phát triển của virus cúm A, thúc đẩy quá trình hồi phục viêm đường hô hấp cấp.
  • Tanin trong quả kha tử có tác dụng như một loại kháng sinh tự nhiên giúp chống lại vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, tanin còn có tác dụng làm khô bề mặt niêm mạc họng từ đó giúp lành thương nhanh chóng.

Để trị ho bằng quả kha tử, mẹ bầu có thể tham khảo và áp dụng một số cách sau đây:

  • Cách 1: Quả kha tử sao vàng, bỏ hạt sau đó ngậm vào miệng. Mẹ bầu ngậm cho đến khi hết chát thì nhả ra, sau vài tiếng ngậm, mẹ sẽ thấy tình trạng đau họng, ho và ngạt mũi được cải thiện đáng kể đấy.
  • Cách 2: Chuẩn bị 4 quả kha tử, 6 gam cam thảo, 10 gam cát cánh thêm 150ml đồng tiện và 150ml nước sau đó đem sắc uống.
  • Cách 3: Chuẩn bị 8 gam kha tử bỏ hạt và đập dập, 10 gam cát cánh và 6 gam cam thảo. Cho vào ấm và sắc 3 nước và đợi cô lại khoảng 200ml. Chia dung dịch vừa sắc làm 4 phần và uống trong ngày.
Liệu quả kha tử có dùng được cho bà bầu không? Công dụng trị ho của kha tử đối với mẹ bầu 4
Mẹ bầu có thể trị ho bằng cách ngậm quả kha tử đã sao vàng mỗi ngày

Hy vọng những chia sẻ trên đây về quả kha tử cũng như công dụng của quả kha tử có thể giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc quả kha tử có dùng được cho bà bầu không. Tuy kha tử là một loại thảo dược rất tốt và mẹ bầu hoàn toàn có thể sử dụng, song để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin