Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

Lợi ích của luyện tập Ashtanga Yoga

Ngày 09/03/2023
Kích thước chữ

Ashtanga yoga là một trường phái yoga khá mới lạ. Tuy nhiên, đây là một loại hình yoga được đánh giá rất mạnh mẽ và năng động. Không những thế, những bài tập Ashtanga yoga đặc biệt phù hợp với người yêu thích các động tác đốt nhiều calo hoặc muốn nâng cao trình độ tập yoga của mình.

Yoga là bộ môn có rất nhiều ý lợi ích đối với sức khỏe con người. Bằng việc luyện tập các động tác yoga một cách thường xuyên, người tập có thể tăng cường sức mạnh cơ bắp, điều hòa hơi thở, giúp năng lượng luân chuyển trong cơ thể đúng cách để tạo nên vòng tuần hoàn khép kín. Những bài tập về Ashtanga yoga còn có tác dụng thúc đẩy tiêu hao lượng lớn calo, cũng như nâng cấp trình độ tập trong thời gian ngắn.

Với những người mới bắt đầu tập yoga, Ashtanga yoga là một trường phái yoga khá mới lạ. Để hiểu rõ hơn về những lợi ích của việc luyện tập Ashtanga yoga, hãy cùng đội ngũ Nhà Thuốc Long Châu chúng tôi xem qua bài viết này ngay nhé!

Nguồn gốc của loại hình Ashtanga yoga

Theo nhiều ghi chép xưa ghi lại, Ashtanga yoga được bắt nguồn từ một người đàn ông sống trong hang động trên dãy Himalaya, Manasarovar (thuộc Tây Tạng) vào những năm 1900 - Guru Rama Mohan Brahmachari. Trong thời gian đó, ông đã tìm ra ra gần hơn 700 tư thế Ashtanga yoga dựa trên phương pháp yoga cổ xưa.

Ông Brahmachari có một người học trò là Sri Tirumalai Krishnamacharya. Người này học cùng ông trong 7 năm, tích luỹ nhiều kiến thức cũng như các giáo lý về yoga, sau đó Krishnamacharya quay về Ấn Độ và truyền dạy những bài học yoga của thầy mình cho mọi người tại đây.

Sau đó, Krishnamacharya có một người học trò là Pattabhi Jois theo học và truyền bá loại hình Ashtanga yoga cho các thế hệ sau, rồi dần dần trở nên phổ biến và trở thành một trong những loại hình yoga phổ biến được nhiều người theo học.

Lợi ích của luyện tập ashtanga yoga1 Ashtanga yoga là bộ môn có rất nhiều ý lợi ích đối với sức khỏe con người

Ý nghĩa của việc luyện tập Ashtanga yoga

Ashtanga yoga hay còn được gọi với cái tên là Patanjali yoga hoặc Raja yoga (yoga hoàng gia). Đây là một loại hình yoga cổ xưa, được giảng dạy trong những lần đầu tiên bởi các bậc thầy yoga người Ấn Độ. Trong tiếng Phạn cổ, “asht” có nghĩa là 8, “anga” có nghĩa là thân thể hay các bộ phận của cơ thể con người. Và từ “Ashtanga” có ý nghĩa là 8 chi, 8 nhanh hay 8 bước.

Mục đích của việc luyện tập bộ môn Ashtanga yoga là nhằm kiểm soát được hơi thở và tạo ra sự thiền định khi di chuyển. Không những thế, trình tự thiết lập của Ashtanga yoga là một dòng chuyển động nhất quán được thiết kế để kéo giãn cơ thể, tăng cường sức mạnh, hơi thở, đồng thời giúp năng lượng được luân chuyển trong cơ thể một cách dễ dàng hơn.

Lợi ích của luyện tập ashtanga yoga2 Mục đích của việc luyện tập bộ môn Ashtanga yoga là nhằm kiểm soát được hơi thở

Những lợi ích của luyện tập Ashtanga yoga

Ashtanga yoga thông thường có 6 cấp. Hầu hết những người tập Ashtanga yoga sẽ gắn bó với cấp cơ bản. Ngoài ra, nếu kiên trì tập luyện Ashtanga yoga thường xuyên, người tập sẽ nhận thấy cơ thể họ tiến bộ và thay đổi rất nhiều.

Như đã nói trên, Ashtanga yoga có ý nghĩa là 8 chi, 8 nhánh hay 8 bước. Mỗi một khía cạnh sẽ mang lại các lợi ích cho người tập luyện, cụ thể như sau:

Điều khiển - Yama

Loại hình yoga này yêu cầu chính về phẩm chất đạo đức con người. Để tập Ashtanga yoga đòi hỏi người tập phải có những phẩm chất đạo đức bên ngoài như sau:

  • Satya: Chân thật và chân thành.
  • Asteya: Không trộm cắp, không chiếm đoạt những thứ không thuộc về của mình.
  • Brahmacharya: Sự điều độ.
  • Aparigraha: Không tích trữ, không tham lam.

Thực hành quy tắc ứng xử - Niyama

Tâm tĩnh lặng và thật trong sạch mới có thể luyện tập và cảm nhận từng động tác Ashtanga yoga. Do đó, loại hình này còn đòi hỏi người tập những điều sau đây:

  • Tâm hồn trong sạch.
  • Tinh thần thoải mái và không vướng bận.
  • Nhiệt tình, nhiệt thành với cuộc sống.
  • Tính kỷ luật và sự tự học.
  • Svadhyaya: Tinh thần tự học.

Tư thế yoga - Asana

Các tư thế của Ashtanga yoga yêu cầu phải mang tới cho người tập những tiêu chuẩn như: Một cơ thể thật sự dẻo dai, săn chắc và khỏe mạnh; một tinh thần thoải mái, không mệt mỏi và không căng thẳng.

Kiểm soát được hơi thở -Pranayama

Một trong những yếu tố rất quan trọng nhất khi tập luyện Ashtanga yoga mà bạn không nên bỏ qua chính là kiểm soát được hơi thở của mình. Trong quan niệm của Ashtanga yoga, hơi thở của chúng ta là không khí bên ngoài và bên trong cơ thể. Khi chúng ta kiểm soát hơi thở giúp giữ sức được lâu hơn và không bị mệt mỏi khi luyện tập.

Kiểm soát được cảm xúc - Pratyahara

Kiểm soát cảm xúc trong Ashtanga yoga có rất nhiều tác dụng nhằm tránh những tác động từ bên ngoài tới bản thân trong quá trình luyện tập.

Lợi ích của luyện tập ashtanga yoga3 Kiểm soát được cảm xúc trong Ashtanga yoga có rất nhiều tác dụng nhằm tránh những tác động từ bên ngoài

Luyện tập được sự tập trung - Dharana

Tập trung và việc luyện tập Ashtanga yoga sẽ giúp bạn không bị phân tâm và tăng hiệu quả bài tập.

Tráng thái thiền định - Dhyana

Đây là giai đoạn khi người tập đạt tới cảnh giới cao nhất của sự tập trung. Bạn sẽ hoàn toàn tập trung vào việc luyện tập Ashtanga yoga mà không bị gián đoạn bởi bất cứ điều gì.

Trạng thái phúc lạc - Samadhi

Đây là trạng thái cuối cùng mà người tập Ashtanga yoga luôn hướng tới để đạt được. Tại trạng thái này, cơ thể người tập và toàn bộ các giác quan của họ như trong tình trạng vô thức nhưng tâm và trí lại hoàn toàn tỉnh táo, nhận thức được mọi thứ, mọi vật xung quanh.

Các tư thế trong Ashtanga yoga đơn giản

Dưới đây, chúng tôi đã tổng hợp lại một số tư thế Ashtanga yoga đơn giản giúp nâng cao sức khỏe. Cụ thể như sau:

Tư thế con bướm

Đây là bài tập Ashtanga yoga có tác dụng giúp kéo căng đùi trong và đầu gối của bạn. Không những thế, tư thế này còn giúp kích thích cũng như cải thiện chức năng hoạt động của các cơ quan vùng bụng, thận, bàng quang, tuyến tiền liệt đối với nam giới và buồng trứng ở nữ giới.

Tư thế gập người chân rộng

Đây là tư thế sẽ giúp bạn kéo dài cột sống, kéo căng các cơ ở chân, đùi trên, hông và phần lưng rất hiệu quả. Ngoài ra, đây cũng là một trong nhưng tư thế Ashtanga yoga quan trọng mà bạn nên tập thử.

Tư thế chiến binh

Tư thế chiến binh trong Ashtanga yoga sẽ giúp người tập tăng cường sức mạnh cho hai chân, giúp kéo căng cơ đùi, cơ hai cánh tay, đồng thời giúp mở rộng vùng cơ ngực và phần hông. Không những thế, tư thế chiến binh còn giúp người tập tăng khả năng giữ cân bằng cơ thể và giúp cải thiện hệ thống hô hấp rất hiệu quả.

Những lưu ý khi tập Ashtanga yoga

Tuy nhiên, để đảm bảo việc luyện tập Ashtanga yoga mang lại kết quả cao đối với cả sức khỏe và vóc dáng, bạn có thể tìm đến những phòng tập yoga uy tín, chất lượng, có giảng viên được đào tạo chuyên môn hướng dẫn. Ngoài ra, bạn cần phải lưu ý một số vấn đề dưới đây khi tập Ashtanga yoga:

  • Không nên tập các tư thế Ashtanga yoga khi bụng đói, khi cơ thể đang mệt mỏi.
  • Không nên tập các động tác Ashtanga yoga ở những nơi quá ngột ngạt, quá nóng và chật hẹp.
  • Không nên luyện tập Ashtanga yoga quá sức.
  • Cần chú ý tập trung vào việc làm chủ hơi thở của mình thay vì tạo hình. Bởi việc điều chỉnh hơi thở một cách khoa học khi luyện tập Ashtanga yoga sẽ giúp bạn thực hiện các tư thế dễ dàng hơn, đặc biệt là những tư thế khó và phức tạp.
  • Nên kiên trì tập luyện thường xuyên và đều đặn để nhận được kết quả như ý.
Lợi ích của luyện tập ashtanga yoga4 Nên kiên trì tập luyện Ashtanga yoga thường xuyên và đều đặn để nhận được kết quả như ý

Trên đây là những thông tin về giải đáp về những lợi ích của luyện tập Ashtanga yoga mà bạn đọc có thể tham khảo. Hi vọng bài viết này sẽ là một góc nhìn khác, giúp quý độc giả có cách nhìn mới hơn về Ashtanga yoga và những lợi ích khi kiên trì luyện tập.

Hoàng Yến

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.