Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Lý do vì sao chúng ta ngáp kể cả khi không buồn ngủ

Ngày 15/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bạn ngáp liên tục trong một ngày, có thể đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang mệt mỏi hoặc đang cảm thấy chán nản. Hãy đọc thêm bài viết này để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề trên.

Ngáp là hành động vô thức miệng mở to, hít sâu và khí tràn vào phổi. Dù không có nguyên nhân cụ thể được xác định nhưng cơn ngáp được xem là phản xạ tự nhiên khi chúng ta cảm thấy mệt mỏi. Trong thực tế, ngáp trong ngày và liên tục vào cuối ngày là minh chứng cho việc bạn buồn ngủ hoặc cảm thấy mệt mỏi trong người. Tuy nhiên, ngáp nhiều lần và liên tục có thể do tình trạng sức khỏe của bạn gây nên. Hãy cùng nhau tìm hiểu thêm các nguyên nhân gây ra việc ngáp quá nhiều và thời điểm nên gặp bác sĩ trị liệu.

Ngáp là gì?

Ngáp là phản xạ không tự chủ khi bạn mở to miệng, hít một hơi thật sau và thở ra.

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa chắc chắn tại sao lại có tình trạng này xảy ra, nhưng quy kết lại đều do tình trạng cơ thể mệt mỏi và cảm giác buồn ngủ. Cơn ngáp cũng có thể xảy ra khi bạn nhắc đến nó hoặc nhìn thấy người khác ngáp.

Bạn có thể ngáp nhanh hoặc kéo dài trong một vài giây, nó khiến bạn chảy nước mắt, giãn cơ hoặc bạn có thể sẽ ngáp theo khi nghe hoặc thấy người khác ngáp.

Lý do vì sao chúng ta ngáp kể cả khi không buồn ngủ 1
Ngáp được xem là phản xạ tự nhiên khi chúng ta cảm thấy mệt mỏi

Nguyên nhân của việc ngáp quá nhiều

Nguyên nhân của tình trạng này được cho là khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ, nhưng ngáp cũng có thể là triệu chứng của một căn bệnh tiềm ẩn. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất và nguyên nhân ít phổ biến hơn, mời các bạn theo dõi:

Nguyên nhân phổ biến

Nguyên nhân chính dẫn tới việc ngáp vẫn chưa được xác nhận, tuy nhiên có thể do các điều sau:

  • Buồn ngủ, mệt mỏi hoặc suy kiệt vào ban ngày.
  • Thiếu ngủ, mất ngủ, căn thẳng và làm việc quá sức.
  • Rối loạn giấc ngủ, chẳng hạn như ngưng thở khi ngủ hoặc chứng ngủ rũ.
  • Tác dụng phụ của thuốc điều trị trầm cảm hoặc lo âu: Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI), mặc dù theo nghiên cứu kiểu ngáp này không phải do buồn ngủ vào ban ngày.

Nguyên nhân khách quan khác

Dấu hiệu tình trạng sức khỏe cũng là nguyên nhân gây ra cơn ngáp, nhưng lại ít phổ biến hơn, chẳng hạn như:

  • Đau tim, đặc biệt khi bạn đang mắc các triệu chứng như đau ngực hay khó chịu, phần trên của cơ thể khó chịu, chóng mặt và khó thở.
  • Động kinh, đặc biệt khi ảnh hưởng đến thần kinh thùy trán.
  • Suy gan cũng có thể gây ra sự mệt mỏi.
  • Khối u trong não - mặc dù đây được coi là trường hợp hiếm gặp.
Lý do vì sao chúng ta ngáp kể cả khi không buồn ngủ 2
Đau tim cũng có thể là nguyên nhân gây ra ngáp quá mức

Việc ngáp quá mức có thể sinh ra các phản ứng như phản ứng phế vị, nhịp tim và huyết áp giảm đáng kể, rối loạn giấc ngủ. Ngoài ra còn các phản ứng khác như ho dữ dội, đau đớn, nóng trong người, hoặc bị mất nước.

Chẩn đoán cho việc ngáp quá mức

Để chẩn đoán một cách chính xác nhất, bác sĩ sẽ hỏi bạn đang dùng các loại thuốc nào và thói quen ngủ ra sao vì họ muốn đảm bảo bạn có được giấc ngủ ngon và đủ giấc. Nếu loại trừ được các vấn đề về giấc ngủ, bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm chuẩn đoán khác để tìm ra nguyên nhân chính.

Điện não đồ (EEG) là xét nghiệm được sử dụng nhiều nhất, nó kích hoạt sóng điện trong não vầ giúp chẩn đoán các căn bệnh liên quan như: Bệnh động kinh, chứng mất ngủ, mộng du, chấn thương não dẫn đến đột quỵ và mất trí nhớ.

Chụp cộng hưởng (MRI) giúp bác sĩ hình dung và đánh giá cấu trúc cơ thể thông qua hình ảnh do nam châm và sóng vô tuyến tạo ra. Cộng hưởng từ được sử dụng để chẩn đoán rối loạn tủy sống và não, tim mạch bất thường, chấn thương hoặc các vấn đề về khớp.

Điều trị

Dưới đây là một vài phương pháp có thể giúp bạn cải thiện tình trạng ngáp nhiều trong ngày:

  • Ngủ và dậy đúng giờ - kể cả trong những ngày nghỉ.
  • Tập thể dục thường xuyên để giảm căng thẳng, giúp đốt cháy năng lượng vào ban ngày và giúp bạn đi vào giấc ngủ tốt hơn, đặc biệt nên tránh tập thể dục trước khi đi ngủ.
  • Hạn chế uống những thức uống có chứa caffein, rượu và các bữa ăn đạm.
  • Luôn giữ cho căn phòng có bóng râm, mát mẻ và yên tĩnh. Điều này sẽ khiến bạn dễ ngủ hơn.
  • Cách xa các thiết bị điện tử và ánh sáng xanh phát ra từ chúng để tránh bị phân tâm và làm gián đoạn giấc ngủ.
Lý do vì sao chúng ta ngáp kể cả khi không buồn ngủ 3
Tránh xa thức uống có chứa caffein để có giấc ngủ ổn định hơn, giảm tình trạng ngáp nhiều trong ngày

Bạn nên gặp bác sĩ khi:

  • Cần trao đổi và xác nhận nguyên nhân cơ bản cho việc ngáp nhiều lần.
  • Cảm thấy số lần ngáp tăng đột ngột, đặc biệt nhiều lần mà không rõ nguyên do.
  • Cần tham khảo ý kiến khi bắt đầu dùng thuốc điều trị cho một căn bệnh tiềm ẩn và điều đó khiến bạn ngáp nhiều hơn.

Trên đây là thông tin tham khảo giúp bạn hiểu rõ hơn vấn đề ngáp quá nhiều trong ngày, từ đó tìm ra các biện pháp phù hợp để cải thiện tình trạng sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm