Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Tâm lý - Tâm thần

Tình trạng thường xuyên muốn ngủ nhiều là bệnh gì?

Ngày 20/02/2024
Kích thước chữ

Khi bạn có biểu hiện thường xuyên muốn ngủ số giờ ngủ vượt quá nhu cầu diễn ra và không rõ nguyên nhân thì được cho là mắc chứng ngủ nhiều. Vậy chứng mắc ngủ nhiều là bệnh gì? Hãy cùng tham khảo thông tin trong nội dung bài viết dưới đây nhé!

Tình trạng thường xuyên muốn ngủ nhiều được gọi là hội chứng ngủ quá nhiều (Hypersomnia). Đây là một rối loạn giấc ngủ khiến người bệnh cảm thấy buồn ngủ cực độ và cảm thấy mệt mỏi suốt cả ngày, ngay cả sau khi họ đã ngủ đủ giấc vào ban đêm. Người mắc chứng này thường cảm thấy khó thức dậy vào buổi sáng và thường xuyên cảm thấy mơ màng, lơ đãng khi tỉnh dậy.

Nguyên nhân bạn thường xuyên muốn ngủ nhiều

Khi xuất hiện dấu hiệu của chứng ngủ nhiều, việc xác định nguyên nhân chính xác của tình trạng này là rất quan trọng để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là những nguyên nhân cụ thể dẫn đến vấn đề ngủ quá nhiều:

Nguyên nhân bệnh lý:

Hội chứng ngủ nhiều (Hypersomnia): Đây là tình trạng khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi quá mức vào ban ngày hoặc ngủ nhiều hơn bình thường vào ban đêm. Hội chứng này thường làm giấc ngủ kéo dài đến khoảng 18 tiếng mỗi ngày và lặp đi lặp lại hàng ngày.

tinh-trang-thuong-xuyen-muon-ngu-nhieu-la-benh-gi 1.jpg
Người bệnh cảm thấy mệt mỏi quá mức và muốn ngủ nhiều vào ban ngày

Hội chứng ngưng thở khi ngủ (Obstructive Sleep Apnea – OSA): Bệnh nhân mắc OSA sẽ trải qua những đợt ngưng thở ngắn trong khi ngủ, làm giảm lượng oxy trong máu và thường kèm theo hiện tượng ngủ ngáy và tiểu đêm.

Chứng ngủ rũ (Narcolepsy): Đây là một tình trạng thần kinh mạn tính, gây ra việc cảm thấy buồn ngủ cực độ vào ban ngày và dễ gây ra tình trạng ngủ gật, ngay cả sau khi ngủ đủ giấc vào ban đêm hoặc ngủ trưa.

Trầm cảm: Rối loạn giấc ngủ và trầm cảm thường có mối liên hệ hai chiều. Mất ngủ hoặc khó ngủ có thể tăng nguy cơ mắc trầm cảm, và ngược lại, trầm cảm cũng có thể dẫn đến ngủ quá nhiều hoặc khó đi vào giấc ngủ.

Các bệnh lý khác: Các bệnh lý như thiếu máu, suy giảm tuyến giáp, hội chứng chân không yên,... cũng có thể là nguyên nhân gây ra ngủ quá nhiều.

Những nguyên nhân khác:

Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc có thể gây ra tình trạng buồn ngủ quá mức, như thuốc an thần, thuốc trị cảm cúm, đau đầu, giảm đau, thuốc tim mạch, cao huyết áp, thuốc trị ung thư,...

Chu kỳ giấc ngủ bị gián đoạn: Chu kỳ giấc ngủ bị gián đoạn có thể gây ra buồn ngủ và ngủ quá nhiều ở một số người. Điều này có thể do môi trường ngủ không tốt, tiếp xúc với ánh sáng sáng hoặc tối, tiếng ồn, tư thế ngủ không thoải mái, sử dụng các chất kích thích trước khi ngủ,...

Thói quen sinh hoạt không khoa học: Thói quen sinh hoạt không lành mạnh như ít vận động, sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ, ăn uống không cân đối, tiêu thụ nhiều chất kích thích (rượu bia, thuốc lá, cà phê,...) cũng có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ và rối loạn giấc ngủ.

Biểu hiện bạn thường xuyên muốn ngủ nhiều

Ngoài việc ngủ nhiều hơn nhu cầu bình thường (vượt quá 9 tiếng mỗi đêm đối với người trưởng thành), hội chứng ngủ quá nhiều có thể được nhận biết qua các triệu chứng khác, bao gồm:

  • Hiện tượng buồn ngủ cực độ xuất hiện liên tục trong suốt ngày.
tinh-trang-thuong-xuyen-muon-ngu-nhieu-la-benh-gi 2.jpg
Buồn ngủ cực độ xuất hiện liên tục trong suốt ngày
  • Ngủ nhiều hơn so với mức trung bình mà vẫn cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày.
  • Khó thức dậy vào buổi sáng hoặc sau khi ngủ trưa, và khi tỉnh dậy có thể gặp phải tình trạng mơ màng, bối rối hoặc kích động.
  • Cảm thấy lo lắng, dễ cáu kỉnh.
  • Giảm hoặc thiếu năng lượng cho các hoạt động hàng ngày.
  • Suy nghĩ chậm chạp, nói chậm, mất khả năng tập trung, và gặp các vấn đề về trí nhớ.
  • Cảm thấy đau đầu.
  • Mất cảm giác ngon miệng.
  • Có thể xuất hiện giấc mơ sống động hoặc ảo giác ở một số trường hợp.

Tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể, biểu hiện của hội chứng ngủ quá nhiều có thể biến đổi từ người này sang người khác. Do đó, để điều trị hiệu quả, mọi người cần xác định rõ ngủ nhiều là dấu hiệu của bệnh gì, hoặc nguyên nhân gây ra ngủ quá nhiều là gì.

Tình trạng thường xuyên muốn ngủ nhiều là bệnh gì?

Ngủ nhiều là tình trạng mà giấc ngủ của một người vượt quá nhu cầu cơ bản. Nhu cầu về giấc ngủ có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, tình trạng sức khỏe, thói quen và hoạt động ban ngày. Ví dụ, trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi thường cần khoảng 14 - 17 giờ ngủ mỗi ngày, trong khi người lớn tuổi thường cần khoảng 7 - 8 giờ ngủ mỗi đêm.

tinh-trang-thuong-xuyen-muon-ngu-nhieu-la-benh-gi 3.jpg
Trẻ sơ sinh cần khoảng 14 - 17 giờ ngủ mỗi ngày

Một số nhóm người như những người đang bị bệnh hoặc tham gia vào các hoạt động vận động nặng như vận động viên, lao động chuyên nghiệp có thể cần nhiều giấc ngủ hơn một chút, thêm khoảng 1 tiếng so với người bình thường. Tuy nhiên, nếu một người thường xuyên ngủ nhiều hơn mà không có lý do rõ ràng, thì có thể bị mắc phải chứng ngủ nhiều.

Tình trạng ngủ nhiều thường liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm bệnh tim mạch, trầm cảm, rối loạn lo âu, vấn đề về tuyến giáp, hội chứng ngủ rũ và nhiều vấn đề khác. Để giúp độc giả hiểu rõ hơn về ngủ nhiều là gì và cách khắc phục vấn đề này, các phân tích tiếp theo sẽ được cung cấp.

Phương pháp điều trị tình trạng ngủ nhiều

Điều trị tình trạng ngủ quá nhiều có thể đạt hiệu quả cao thông qua việc kết hợp các giải pháp sau:

Thay đổi thói quen sinh hoạt không lành mạnh:

  • Lập kế hoạch để thực hiện vận động thể chất đều đặn và hợp lý.
  • Đảm bảo thời gian ngủ và thức dậy đều đặn, kể cả vào các ngày nghỉ.
  • Tránh lạm dụng các chất kích thích như cafein, nicotine, và rượu bia.
  • Thực hiện chế độ ăn uống cân đối và khoa học.
tinh-trang-thuong-xuyen-muon-ngu-nhieu-la-benh-gi 4.jpg
Thực hiện chế độ ăn uống cân đối và khoa học để cải thiện giấc ngủ

Điều chỉnh chu kỳ sinh học của giấc ngủ:

  • Thiết lập một lịch trình ngủ cố định và tuân thủ nghiêm ngặt.
  • Hạn chế việc sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ để giảm thiểu ảnh hưởng của ánh sáng xanh.
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho giấc ngủ bằng cách tạo ra môi trường yên tĩnh và thoải mái.

Sắp xếp lại không gian ngủ:

  • Đảm bảo phòng ngủ thoáng đãng, yên tĩnh và mát mẻ.
  • Đầu tư vào thiết kế giường ngủ và đồ đạc phòng ngủ phù hợp để tạo cảm giác dễ chịu và an toàn.

Sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ:

  • Đối với các trường hợp ngủ quá nhiều liên quan đến bệnh lý, cần điều trị trực tiếp căn bệnh gốc.
  • Bác sĩ có thể kê đơn thuốc như ampetamine, methylphenidate, modafinil, levodopa, Clonidine, pitolisant hoặc oxybates để giúp cải thiện tình trạng buồn ngủ.

Sử dụng liệu pháp hành vi nhận thức (CBT):

  • Tham gia vào các phiên CBT dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia để hiểu rõ hơn về nguyên nhân và kiểm soát vấn đề giấc ngủ.

Kết hợp các biện pháp trên có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và giảm thiểu tình trạng ngủ quá nhiều một cách hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.