Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Mắc bệnh hen có ảnh hưởng tới thai nhi không? Mẹ bầu cần lưu ý gì khi bị hen?

Ngày 20/07/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Có khoảng 8% thai phụ bị hen phế quản trong thai kỳ. Điều này khiến các mẹ lo lắng không biết mắc bệnh hen có ảnh hưởng tới thai nhi không và có nguy hiểm không. Nhà thuốc Long Châu sẽ gửi đến bạn những thông tin về bệnh hen khi mang thai để biết cách điều trị an toàn.

Hen là căn bệnh khá phổ biến hiện nay và các mẹ bầu cũng thường mắc căn bệnh này khi mang thai. Các triệu chứng của bệnh có thể xảy ra suốt ngày hoặc đêm gây khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến tinh thần, lối sống sinh hoạt của thai phụ. Bài viết này sẽ giúp bạn có được lời giải đáp cụ thể nhất cho thắc mắc bệnh hen có ảnh hưởng tới thai nhi không và những điều cần lưu ý khi bị bệnh.

Dấu hiệu mẹ bầu bị hen suyễn

Hen suyễn là tên gọi của một bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Các cơn hen xảy ra đột ngột khiến cho đường thở bị sưng viêm, bệnh nhân khó thở, ảnh hưởng tới việc hô hấp. Thai phụ bị hen suyễn có khả năng gây thiếu oxy cho thai nhi dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Mắc bệnh hen có ảnh hưởng tới thai nhi không? Mẹ bầu cần lưu ý gì? 1
Hen suyễn là căn bệnh về đường hô hấp phổ biến ở mẹ bầu

Trước khi biết bệnh hen có ảnh hưởng tới thai nhi không thì mẹ bầu cần chú ý một số dấu hiệu khi mắc bệnh để kịp thời xử trí:

  • Cảm giác khó thở, hít thở khò khè.
  • Tức ngực, đau ngực.
  • Ho nhiều, đặc biệt tần suất tăng vào ban đêm.
  • Hơi thở nhanh, gấp gáp.
  • Đổ mồ hôi, sắc mặt nhợt nhạt.

Các triệu chứng của hen suyễn trong quá trình mang thai có thể diễn ra vào ban ngày hoặc ban đêm hoặc cả ngày lẫn đêm. Bà bầu mắc bệnh hen cần được thăm khám thường xuyên, điều trị kịp thời để bệnh được kiểm soát tốt. Trong trường hợp thai phụ không được kịp soát bệnh tốt thì nguy cơ tăng huyết áp, thai kém phát triển, đẻ non, thai lưu sẽ tăng cao. Thậm chí, sau khi sinh em bé, bệnh có thể gây tử vong cho 2 mẹ con.

Mang thai bị bệnh hen có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Sức khỏe là điều vô cùng quan trọng đối với phụ nữ trong giai đoạn mang thai. Nguyên nhân là sức khỏe của người mẹ sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi, đặc biệt là khi mẹ mắc bệnh mãn tính, điển hình là bệnh hen suyễn.

Theo các báo cáo thống kê hiện nay, mẹ bầu bị hen suyễn trong thai kỳ có diễn biến sức khỏe xấu đi. Nếu không được điều trị kịp thời thì thai nhi sẽ nhanh chóng bị ảnh hưởng. Trên thực tế, tỷ lệ em bé trong bụng gặp nguy hiểm khi mẹ lên cơn hen phế quản thường xuyên và cơ thể không được cung cấp đủ không khí là 4 - 8%. Trong trường hợp mắc bệnh nặng, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng không mong muốn.

Mắc bệnh hen có ảnh hưởng tới thai nhi không? Mẹ bầu cần lưu ý gì? 2
Nhiều mẹ bầu lo lắng không biết bệnh hen có ảnh hưởng tới thai nhi không

Trường hợp phổ biến thường gặp nhất ở mẹ bầu bị hen suyễn là trẻ sinh non, thiếu cân, thiếu chất. Một số tình trạng trẻ sơ sinh dễ mắc bệnh hạ đường huyết, co giật, tim đập nhanh, suy dinh dưỡng, hệ hô hấp gặp trở ngại, cơ thể yếu ớt. Các mẹ bầu bị hen suyễn nặng cần tuân thủ chặt chẽ chỉ dẫn chữa bệnh từ bác sĩ để bảo vệ em bé.

Một thắc mắc được đặt ra là bệnh hen suyễn khi mang thai có di truyền cho thai nhi hay không. Đáp án là có. Trẻ sơ sinh có mẹ bị hen trong thai kỳ có nguy cơ cao bị hen phế quản, viêm da cơ địa, mày đay. Tỉ lệ này thậm chí còn tăng lên nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh hen. Do đó, thai phụ cần đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường trên cơ thể.

Cách chăm sóc mẹ bầu bị hen suyễn tại nhà

Biết được bệnh hen có ảnh hưởng tới thai nhi không thôi thì chưa đủ mà bạn cần học cách chăm sóc sức khỏe thai phụ tại nhà khi bị hen suyễn. Dưới đây là những điều gia đình cần quan tâm:

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Mẹ bầu hãy đến bác sĩ thường xuyên để kiểm tra sức khỏe của bản thân và thai nhi. Điều này giúp mẹ theo dõi tình trạng bệnh tiến triển. Theo đó, thai phụ cần khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần mỗi 3 tháng để theo dõi bệnh tình và sức khỏe em bé. Đối với các mẹ có tiền sử mắc bệnh hen thì nên tiêm phòng vacxin cúm trước khi mang thai để phòng tránh mắc bệnh hen trong thai kỳ.

Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, không khói thuốc

Không gian sinh sống của mẹ bầu phải được vệ sinh sạch sẽ, không khí thoáng mát, trong lành để thai nhi phát triển tốt. Mẹ cần tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng bệnh hen suyễn như nước hoa, lông vật nuôi, khói bụi, phấn hoa. 

Bên cạnh đó, thuốc lá vô cùng gây hại cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Hít phải khói thuốc gây nhiều biến chứng khôn lường cho thai nhi và trẻ sơ sinh. Chính vì thế, mẹ tuyệt đối không được tiếp xúc với khói thuốc trong thai kỳ.

Mắc bệnh hen có ảnh hưởng tới thai nhi không? Mẹ bầu cần lưu ý gì? 3
Không gian sống trong lành giúp bà bầu hạn chế cơn hen

Xây dựng khẩu phần ăn uống phù hợp

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sức khỏe của bà bầu và thai nhi. Mẹ hãy bổ sung cho cơ thể đầy đủ dinh dưỡng, vitamin, nhất là vitamin C, chất xơ nhằm tăng cường sức đề kháng, kiểm soát cơn hen.

Thai phụ cần tránh xa các chất kích thích như cà phê, bia rượu, thực phẩm đóng hộp, đồ ăn dễ dị ứng như tôm, cá, hải sản, thịt gà, thức ăn mặn… Chúng sẽ khiến cơn ho hen xảy ra đột ngột.

Vận động hợp lý

Một số mẹ bầu thường có quan niệm nằm yên một chỗ để nghỉ ngơi khi bị bệnh. Đây là suy nghĩ hết sức sai lầm. Khi mang thai, mẹ hãy vận động nhẹ nhàng và phù hợp để giúp kích thích hệ hô hấp lưu thông, cải thiện sức khỏe, tăng sức đề kháng cho bé yêu luôn khỏe mạnh. Các bác sĩ khuyến khích thai phụ nên đi bộ chậm, tập yoga cho bà bầu nhẹ nhàng để điều trị hen suyễn hiệu quả.

Lưu ý khi mẹ bầu bị hen suyễn

Ngoài việc tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ, thai phụ bị hen suyễn cũng nên ghi nhớ:

  • Vệ sinh tai mũi họng tốt nhất để tránh kịch phát cơn hen.
  • Luôn giữ cho cơ thể ấm áp để tránh bị cảm cúm, cảm lạnh.
  • Tránh ăn các thức ăn lạ có nguy cơ dị ứng cao.
  • Cơn hen suyễn thường xuất hiện nhiều từ tuần thai thứ 17 đến 24. Khi kịch phát cơn hen, mẹ có thể xử trí tương tự như lúc chưa mang thai. Theo đó, mẹ cần ưu tiên cắt cơn hen suyễn bằng thuốc giãn phế quản dạng hít với công dụng ngắn, ví dụ như albuterol. Tuy vậy, thai phụ vẫn cần nhập viện để được theo dõi tình trạng bệnh vì hen suyễn có nguy cơ biến chứng cao.
Mắc bệnh hen có ảnh hưởng tới thai nhi không? Mẹ bầu cần lưu ý gì? 4
Giữ ấm cơ thể giúp thai phụ hạn chế bị kịch phát cơn hen

Thông thường, các dấu hiệu của hen suyễn sẽ dần trở nên ổn định và trở về tình trạng ban đầu sau khi mẹ sinh em bé 3 tháng đầu. Sản phụ nên nuôi con bằng sữa mẹ trong vòng 2 năm đầu đời để giảm nguy cơ con bị khò khè và tăng cường hệ miễn dịch của bé.

Hen suyễn là bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tinh thần và thể chất của thai phụ. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp mẹ có thêm nhiều thông tin hữu ích về thắc mắc bệnh hen có ảnh hưởng tới thai nhi không. Khi mắc bệnh, mẹ hãy tái khám định kỳ và tuân thủ chỉ định của bác sĩ để có một thai kỳ khỏe mạnh, đảm bảo sự an toàn cho em bé nhé!

Tham khảo thêm: Hướng dẫn ba mẹ cách chăm sóc trẻ bị hen phế quản ngay tại nhà

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm