Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Mắc bệnh sốt xuất huyết uống nước dừa được không? Những điều bệnh nhân cần lưu ý

Ngày 21/07/2023
Kích thước chữ

Sốt xuất huyết uống nước dừa được không là một câu hỏi được rất nhiều người đặt ra bởi những lo ngại liên quan đến chứng bệnh này. Sốt xuất huyết là một căn bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ ca mắc luôn trong tình trạng báo động. Đó là lý do tại sao việc tìm kiếm các phương pháp loại bỏ chứng bệnh này lại nhận được nhiều sự quan tâm.

Sốt xuất huyết thường gây ra tình trạng sốt kéo dài đi kèm với cảm giác mệt mỏi, mất nước. Chính vì vậy, việc cung cấp nước và các chất điện giải có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng của bệnh nhân. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu theo dõi bài viết dưới đây để biết sốt xuất huyết uống nước dừa được không nhé!

Cách xử lý khi đối mặt với sốt xuất huyết

Trước khi tìm hiểu xem sốt xuất huyết uống nước dừa được không thì chúng ta cần hiểu rõ về bệnh lý nguy hiểm này. Với đặc thù của một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, sốt xuất huyết bắt nguồn từ siêu vi trùng Dengue. Một số triệu chứng mà các bệnh nhân thường gặp phải như: Sốt cao, đau đầu, đau khớp và cơ, phát ban, buồn nôn…

Khi cảm thấy bản thân có những triệu chứng trên, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để thực hiện xét nghiệm. Điều này góp phần chẩn đoán khả năng mắc sốt xuất huyết và có cơ hội điều trị bệnh sớm.

Trong trường hợp người bệnh chỉ bị sốt nhẹ thì hoàn toàn có thể được theo dõi và điều trị tại nhà. Để phòng ngừa nguy cơ bệnh tiến triển nhanh, người bệnh cũng cần lưu ý những vấn đề như: Dành thời gian nghỉ ngơi, liên tục theo dõi nhiệt độ cơ thể, ưu tiên mặc quần áo thoáng mát…

Đối với những bệnh nhân bị sốt cao hơn 38,5 độ C, sử dụng paracetamol với liều lượng 10 - 15mg/kg sẽ hỗ trợ hạ sốt hiệu quả. Nên uống cách nhau khoảng 4 - 6 giờ đồng hồ, liều lượng paracetamol cần được đảm bảo không vượt quá 60mg/kg trong vòng 24 giờ. Đồng thời, việc uống nước và dung dịch oresol sẽ giúp cho cơ thể được bù nước và cân bằng điện giải. Các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân không dùng ibuprofen, analgin hay aspirin nhằm mục đích hạ sốt.

Mắc bệnh sốt xuất huyết uống nước dừa được không? Những điều bệnh nhân cần lưu ý 1
Bệnh nhân sốt xuất huyết có thể hạ sốt bằng cách bù nước và các chất điện giải

Người mắc sốt xuất huyết uống nước dừa được không?

Người mắc sốt xuất huyết có thể uống nước dừa để bổ sung nước và khoáng chất, giúp chống mất nước, cung cấp điện giải và tăng sức sống cho cơ thể.

Một số nguồn thực phẩm giàu protein, vitamin và kẽm rất được khuyến khích bổ sung cho người mắc sốt xuất huyết. Uống nước lọc và các loại trái cây cũng là một liệu pháp giúp nâng cao sức đề kháng và bổ sung các chất điện giải. Đặc biệt, nước dừa chứa nhiều thành phần khoáng chất có thể giải quyết nguy cơ mất nước do sốt cao.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, trong thành phần của nước dừa tự nhiên có chứa nhiều dưỡng chất bao gồm: Chất béo, đường, acid amin, acid hữu cơ, các enzyme, các nhóm vitamin B (B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9), vitamin C… Chưa dừng lại ở đó, nguồn khoáng chất trong nước dừa cũng vô cùng dồi dào như: Kali, natri, canxi, magie, selen, đồng, kẽm…

Nước dừa đóng vai trò giải nhiệt, loại bỏ độc tố, cầm máu, lợi tiểu. Với hương vị ngọt mát tự nhiên, tính bình thì đây thực sự là thức uống phù hợp để tiêu khát. Ngoài ra, nước dừa còn hỗ trợ giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh sởi, tiêu chảy, kiết lỵ, đau dạ dày. Dưới điều kiện vô khuẩn thì nước dừa còn được ứng dụng pha chế thuốc hoặc thay dung dịch truyền.

Bên cạnh đó, uống nước dừa sẽ làm tối ưu, ổn định hoạt động của hệ thần kinh, hệ tuần hoàn và hệ miễn dịch. Cùng với đó còn góp phần tăng khả năng hấp thụ và điều tiết chất lỏng, bổ sung nước cho cơ thể. Với hàm lượng dưỡng chất dồi dào như vậy thì người mắc sốt xuất huyết uống nước dừa được không? Câu trả lời là có.

Mắc bệnh sốt xuất huyết uống nước dừa được không? Những điều bệnh nhân cần lưu ý 2
Người mắc sốt xuất huyết uống nước dừa được không được chứng minh là có hiệu quả

Uống nước dừa như thế nào cho phù hợp?

Như vậy là chúng ta cũng đã biết được sốt xuất huyết có uống nước dừa được không. Là loại thức uống bổ dưỡng và cung cấp nhiều khoáng chất, nước dừa sẽ làm giảm triệu chứng sốt cao khi bị sốt xuất huyết. Thế nhưng chúng ta cũng cần nắm bắt được một vài lưu ý quan trọng khi uống nước dừa để đạt hiệu quả sức khỏe tốt nhất:

  • Không nên uống quá nhiều, trung bình những người bình thường chỉ nên uống 1 - 2 cốc nước dừa/ngày để ngăn ngừa sốt xuất huyết. Một số trường hợp có tiền sử huyết áp thấp, đái tháo đường, suy thận hay rối loạn điện giải cần tham khảo chỉ định của bác sĩ.
  • Nên sử dụng nguồn nước dừa tự nhiên, nguyên chất, không bao gồm các phụ gia, sau khi uống nước dừa thì người bệnh nên ăn cơm.
  • Nước dừa có tính hàn cao, vì vậy mà những người hàn lạnh, âm thịnh dương suy cần phải kiêng nước dừa. Người bệnh cũng có thể khử tính hàn của nước dừa bằng cách thêm vài lát gừng hoặc hòa tan một chút muối.
Mắc bệnh sốt xuất huyết uống nước dừa được không? Những điều bệnh nhân cần lưu ý 3
Uống 2 cốc nước dừa mỗi ngày sẽ phòng tránh được sự tiến triển của sốt xuất huyết

Một số giải pháp phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết

Bên cạnh việc người bị sốt xuất huyết uống nước dừa được không thì còn một vấn đề liên quan đến việc phòng ngừa bệnh. Sốt xuất huyết được cảnh báo về mức độ truyền nhiễm cao cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh nếu chuyển biến nặng. Do vậy, công tác phòng bệnh hết sức quan trọng và cấp bách.

Muỗi vằn là nguồn cơn gây ra tình trạng sốt xuất huyết, đây chính là chìa khóa để chúng ta ngăn chặn bệnh trở nên phức tạp. Dưới đây là tổng hợp những cách phòng ngừa sốt xuất huyết bạn đọc có thể tham khảo:

  • Luôn giữ cho nhà cửa thật sạch sẽ và thoáng mát.
  • Dọn dẹp sạch sẽ, đậy kín lại ở những khu vực có thể chứa nước hay bị nước đọng như chậu, chum, vại, bể chứa nước… Mục đích là để cho muỗi không thể sinh sản và phát triển dưới điều kiện môi trường khô ráo.
  • Áp dụng các phương pháp tránh nguy cơ muỗi đốt chẳng hạn như: Mắc màn trước khi đi ngủ, sử dụng vợt bắt muỗi, xịt thuốc chống côn trùng…
  • Phun thuốc muỗi trong nhà định kỳ, đặc biệt là vào những thời điểm dịch bệnh căng thẳng.
  • Khi tiếp xúc với người bị sốt xuất huyết cần mặc các loại quần áo dài tay.
  • Nếu cảm thấy cơ thể có bất kỳ triệu chứng nào, hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.
Mắc bệnh sốt xuất huyết uống nước dừa được không? Những điều bệnh nhân cần lưu ý 4
Đảm bảo môi trường sống khô ráo sẽ ngăn chặn muỗi sinh sôi và phát triển

Cha mẹ cần lưu ý những gì khi cho trẻ bị sốt xuất huyết uống nước dừa?

Khác với hầu hết mọi đối tượng mắc sốt xuất huyết, trẻ nhỏ có sự nhạy cảm nhất định về sức khỏe. Chính vì vậy mà các bậc cha mẹ cần nắm rõ một số lưu ý trong việc cho trẻ uống nước dừa khi bị sốt xuất huyết:

  • Không cho trẻ uống thuốc kết hợp với nước dừa. Lý do là vì điều này sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc, song song với đó thì hàm lượng dinh dưỡng có trong nước dừa cũng giảm đi.
  • Thời điểm thích hợp nhất để cho trẻ uống nước dừa là vào buổi sáng. Ngoài ra những lúc cơ thể của trẻ cần được bổ sung nước và thanh nhiệt cũng nên uống nước dừa. Ngược lại nếu như trẻ uống nhiều nước dừa vào buổi tối thì sau một khoảng thời gian sẽ dẫn đến khó tiêu, lạnh bụng.

Chung quy lại thì người mắc sốt xuất huyết uống nước dừa được không thì câu trả lời là hoàn toàn có thể. Điều này không có nghĩa là chúng ta được phép chủ quan mà cần phải lường trước được những nguy cơ bùng phát bệnh. Chắc chắn rằng, nếu luôn chăm sóc cơ thể thật chu đáo thì sốt xuất huyết sẽ chẳng còn đáng lo ngại nữa.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin